TIẾNG GÀ TRƯA
Văn bản:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Tiếng gà trưa là bài thơ hay, có giọng kể và tả ngọt ngào. Đó là tình cảm của người bộ đội đối với hậu phương trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã tìm được cách nói về kỉ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu chan hoà trong tình yêu quê hương, đất nước.
Thơ của Xuân Quỳnh giàu nữ tính, táo bạo và rất trẻ trung. Đây là cây bất thường viết về những điều bình dị hàng ngày, thể hiện một trái tim nồng cháy về tình yêu và hạnh phúc.
Bài thơ Tiếng gà trưa đã sử dụng nhiều điệp ngữ, ẩn dụ và những tu từ để tăng thêm tính biểu cảm. Bài thơ được viết theo thể thơ 5 tiếng có hình thức từng khổ dài ngắn khác nhau. Cụm từ “tiếng gà trưa” được lặp lại bốn lần ở đầu các khổ thơ để điểm nhịp cho sự thể hiện nội tâm, như ca khúc tâm tình trở đi trở lại những kỉ niệm về tuổi thơ.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khêu gợi từ sự việc gì?
Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào?
* Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khêu gợi từ Tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục… cục tác cục ta”. | * Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến khi bất chợt nghe được từ tiếng gà trưa “Trên đường hành quân xa” mà cảm thấy xôn xao trong lòng và nhớ thương bà với biết bao kỉ niệm đẹp, xúc động, chân thành, hồn nhiên. 2. Những hình ảnh và kỉ niệm trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà
trưa? Bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả?
– Những hình ảnh và kỉ niệm trong tuổi thơ đã được “gọi về tuổi thơ”: những lời bà mắng “Nhìn gà đẻ sẽ bị lang mặt” và nhớ tay bà khum để soi trứng, cuối năm bán gà được mặc quần áo mới…
– Những kỉ niệm ấy loé lên trong chốc lát làm cho đôi chân đỡ mỏi trong cuộc hành quân và tiếp thêm niềm tin trong cuộc chiến đấu chống Mĩ bảo vệ Tổ quốc, xóm làng. 3. Cảm nhận về hình ảnh bà và tình cảm bà cháu thể hiện trong bài?
Hình ảnh bà và tình cảm bà cháu thể hiện rất chân thật và cảm động.
Do hoàn cảnh gia đình, Xuân Quỳnh phải sống nương tựa với chị và bà. Đó là người bà hiền từ thương cháu hết mực, nhường cho cháu từ miếng cơm đến
giaibai5s.com
chỗ nằm ngủ. Bởi vậy bà như người mẹ hiền, qua lời thơ ta thấy bà đã sống chắt chiu và nuôi gà để cuối năm mua cho cháu bộ quần áo mới. Lúc ấy dù chỉ là cái quần “chéo go”, cái áo “trúc bầu” nhưng niềm vui thì không tả hết. 4. Nhận xét về cách gieo vần, số câu thơ ở mỗi khổ?
* Bài thơ làm theo thể 5 tiếng nhưng có nhiều chỗ biến đổi rất linh hoạt. Tác giả đã bốn lần thay đổi số chữ để nhấn mạnh. Tiếng gà trưa đi vào tâm trạng, tình cảm từ cái tuổi thơ tò mò nhìn gà đẻ bị bà mắng đến “tiếng gà trưa” đi vào cuộc sống chiến đấu.
* Cách dùng 3 chữ Tiếng gà trưa được lặp lại nhiều lần ở mỗi đầu khổ thơ đã làm cho bài thơ vừa tả, vừa kể lại một cách linh hoạt từ kỉ niệm thời thơ ấu đến cuộc hành quân hôm nay. Mỗi lần nhắc lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm. Nó vừa là sợi dây nối kết lại các hình ảnh lại vừa điểm nhịp cho cảm xúc. Tiếng gà trưa mang sắc thái làng xã thôn quê Việt Nam biết bao!
III. LUYỆN TẬP 1. Các em tự chọn lấy đoạn thơ khoảng 10 dòng để học thuộc
Gợi ý: Có thể chọn đoạn thơ ở khổ thơ thứ tư có nét tươi xinh thời thơ ấu.
Cũng có thể chọn khổ thơ cuối có những hình tượng thơ hay nhất. 2. Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ
Qua bài thơ chúng ta thấy hình ảnh bà cháu thể hiện rất chân tình, mộc mạc, bình dị nhưng có độ sâu lắng về hồi ức tuổi thơ giữa bà và cháu.
Đây là một tình cảm gia đình trong sáng đẹp đẽ, trở thành động cơ chiến đấu của tác giả.
Bài 13: Văn bản: Tiếng gà trưa – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 20 votes