CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM I. KIẾN THỨC CƠ BẢN NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM 1. Liên hệ hiện tại và tương lai
– Đoạn văn về Cây tre của nhà văn Thép Mới lập ý bằng cách liên hệ hiện tại với tương lai:
+ Ngày mai có thể xi măng, sắt, thép nhiều hơn tre. Nhưng tre vẫn mãi mãi là cây có bóng trùm mát rượi trên đường làng, tre làm cổng chào đón mừng chiến công, tre làm cây đu bay bổng, tạo nên tiếng sáo diều vi vu khắp nơi.
+ Như vậy xi măng, sắt, thép không thể thay tre làm đồ vật chơi, đồ dùng sinh hoạt cho người nông dân (que chuyền, nong nia, giần sàng…) 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
Về đoạn trích Người ham chơi của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Đoạn văn này tác giả lập ý bằng cách hồi tưởng lại quá khứ như thể hiện cảm xúc của mình với con gà đất – một thứ đồ chơi dân gian thời thơ ấu và mở rộng cảm nghĩ đối với đồ chơi của trẻ con. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
(1) Đoạn trích Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi.
Đoạn trích dùng hình thức tưởng tượng tình huống để bày tỏ tình cảm với cô giáo qua những kỉ niệm sâu sắc:
– Hình ảnh cô đứng giữa đàn em nhỏ. – Khi đi ngang qua trường nghe thấy tiếng cô giảng bài.
– Em nhớ lại thái độ của cô khi theo dõi lớp, cô luôn luôn yêu thương mọi người, thất vọng khi thấy em bé cầm bút sai, cô lo lắng khi thanh tra bước vào lớp, cô sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả tốt trong học tập.
– Lúc nào cô cũng có lòng tốt như mẹ hiền. (2) Đoạn văn tả cảnh của nhà văn Nguyễn Tuân có những xúc cảm đáng chú ý là:
– Khi ở vùng cực Bắc của Tổ quốc ông lại nghĩ đến cực Nam của Tổ quốc. – Ở trên núi ông nghĩ về miền biển.
– Ở nơi chim muông nhớ về xứ cá tôm. Tất cả nêu lên một khát vọng thống nhất đất nước và tình yêu nước đậm đà.
giaibai5s.com
a) Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo rất sâu sắc và cụ thể từng tình huống.
b) Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam của Tổ quốc tác giả đã thể hiện tình yêu đất nước một cách sâu sắc và bày tỏ khát vọng muốn thống nhất đất nước. 4. Quan sát, suy ngẫm
Đoạn trích Cỏ dại của nhà văn Tô Hoài;
Đoạn văn tả về u tôi được biểu hiện rất đặc sắc khi gợi tả về bóng dáng và khuôn mặt u đã già. Tác giả đã biểu lộ lòng thương cảm và hối hận mình đã thờ ơ, vô tình với u:
– Buông bút xuống chỗ nào cũng thấy bóng u, một cái bóng đen đủi hoà lẫn: ong bóng tối.
– Khuôn mặt có đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm màu nâu đồng.
– Cái bóng ấy năm tháng đi qua trong cơn thấp thỏm, đợi chờ mang những ngấn nước mắt và tiếng thở dài.
– Tôi bỗng giật mình, tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, đôi má nhăn nheo khi cười, hàm răng khểnh khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tối già đi lúc nào? Tôi thực không hay. II. LUYỆN TẬP Các em đọc lại trên Sách giáo khoa về cách lập ý của hai đề.
– Lập ý cho đề: “Cảm xúc về vườn nhà”.
– Lập ý cho đề: “Cảm xúc về người thân” Gợi ý về lập ý cho đề: “Cảm xúc về con vật em nuôi”
– Đó là con vật gì? (trâu, bò, chó, mèo) – Hình dáng nó như thế nào? Nuôi nó để làm gì? – Mọi người đối với nó như thế nào? – Nó sống ra sao? Có quyến luyến với người không? – Riêng em đối với nó như thế nào?
Bài 9: Cách lập ý của bài văn biểu cảm – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
2.1 (42.07%) 29 votes