A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Kinh tế

1. Nông nghiệp

– Ở Đàng Ngoài, nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng do:

+ Những cuộc xung đột kéo dài.

+ Chính quyền ít quan tâm đến thủy lợi và khai hoang.

+ Ruộng đất công bị cường hào bao chiếm.

– Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận – Quảng. Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt phủ Gia Định. Tiếp đó, vùng Mỹ Tho, Hà Tiên lần lượt sát nhập vào phủ này. Đến giữa thế kỉ XVIII, vùng đồng bằng sông Cửu Long có thêm nhiều thôn xã mới.

Nông nghiệp Đàng Trong phát triển, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đàng Trong hình thành tầng lớp địa chủ.

2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán 

a. Sự phát triển của nghề thủ công

Thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công. Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ Hà, Bát Tràng, làng dệt La Khê, rèn sắt ở Nho Lâm, Hiền Lương, Phú Bài, các làng làm đường mía ở Quảng Nam.

b. Buôn bán.

– Các vùng đồng bằng ven biển đều có chợ và phố xá. Thăng Long với 36 phố phường, xuất hiện một số đô thị, ở Đàng Ngoài có phố Hiến. Ở Đàng Trong có Thanh Hà, Hội An, Gia Định.

–  Thương nhân nước ngoài đến Phố Hiến, Hội An buôn bán tấp nập. Họ mở cửa hàng bán len dạ đồ pha lê, mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi.

Về sau, do chính sách hạn chế ngoại thương nên nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

II. Văn hóa

1. Tôn giáo

– Ở các thế kỉ XVI-XVII, Nho giáo được chính quyền phong kiến đề cao. Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.

– Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống.

– Hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương đất nước.

– Từ năm 1533, các giáo sĩ đạo Thiên Chúa đã theo thuyền buôn đến nước ta truyền đạo. Thế kỉ XVII-XVIII, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ.

Các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt – Chữ Quốc ngữ ra đời. Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.

3. Văn học và nghệ thuật dân gian

a. Văn học

– Thế kỉ XVI-XVII, văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, văn học chữ Năm phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều.

Các nhà thơ nổi tiếng là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.

– Nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú. Các truyện Nôm là Phan Trần, Nhị Độ Mai, Thạch Sanh, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn.

b. Nghệ thuật

Nghệ thuật dân gian phục hồi và phát triển

– Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày nông thôn. Nổi tiếng nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay.

– Nghệ thuật sân khấu đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn đâu cũng có gánh hát.

B. BÀI TẬP

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng

1. Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định vào thời gian nào?

A. Năm 1711.

B. Năm 1776.

C. Năm 1698.

D. Năm 1533.

2. Làng dệt nổi tiếng ở thế kỉ XVII là

A. La Khê.

B. Thổ Hà.

C. Bát Tràng.

D. Nho Lâm.

3. Mặt hàng được người phương Tây khen là

A. gốm.

B. đường.

C. đồ sắt.

D. vải lụa.

4. La Khê là làng thủ công

A. làm gốm.

B. rèn sắt.

C. dệt.

D. làm đường mía.

5. Phố Hiến ngày nay thuộc tỉnh, thành phố nào?

A. Hà Nội.

B. Thừa Thiên – Huế.

C. Quảng Nam.

D. Hưng Yên.

6. Hội An ngày nay thuộc tỉnh, thành phố nào?

A. Quảng Nam.

B. Hưng Yên.

C. Thừa Thiên – Huế.

D. Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Tôn giáo du nhập vào nước ta ở các thế kỉ XVI-XVII là

A. Đạo giáo.

B. Phật giáo và Đạo giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Phật giáo.

8. Bộ truyện Nôm dài hơn 8000 câu là

A. Thạch Sanh.

B. Nhị Độ Mai.

C. Phan Trần.

D. Thiên Nam Ngữ lục.

Câu 2. Phủ Gia Định gồm có mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay?

 

ĐÁP ÁN BÀI TẬP

Câu 1. 10, 2A, 3B, 4C, 5D, 6A, 7C, 8D

Câu 2.

– Phủ Gia Định có hai dinh: dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn

– Hiện nay là các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước (dinh Trấn Biên), Long An, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh (dinh Phiên Trấn).

Nguồn website giaibai5s.com

Để học tốt Lịch sử Lớp 7 – Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII
Đánh giá bài viết