I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả

– Phạm Văn Đồng (1906 – 2000).

– Quê: xã Tân Đức – huyện Mộ Đức – tỉnh Quảng Ngãi.

– Là nhà chính trị, kinh tế, quản lí đồng thời cũng là nhà văn hoá, nhà văn nghệ tài ba. Giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ như: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,…

2. Tác phẩm

– Được viết trong dịp kỉ niệm 35 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3 – 7 – 1988) và được đăng trên tạp chí Văn học số 7 – 1963.

– Bài viết đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay, đồng thời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng ngòi bút để chiến đấu cho dân, cho nước.

II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Những luận điểm chính của bài viết

   Luận điểm chính: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn trong văn nghệ của dân tộc cần phải được tìm hiểu, đề cao hơn nữa.

Phần mở bài: Từ đầu đến một trăm năm → Nêu vấn đề: Cách nhìn mới mẻ, khoa học về Nguyễn Đình Chiểu.

– Phần thân bài: Tiếp đến “còn vì văn hay của Lục Vân Tiên” → Trình bày những quan điểm mới mẻ về văn thơ Nguyễn Đình Chiểu:

+ Luận điểm 1: Con người và quan niệm sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu (Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ yêu nước).

+Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương phản chiếu phong trào kháng chiến chống Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

+ Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

– Phần kết bài: Phần còn lại → Nêu cách đánh giá đúng đắn con người và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Qua đó thể hiện tình cảm đối với Nguyễn Đình Chiểu.

* Nhận xét về kết cấu

– Thông thường, trong bài văn nghị luận về một tác giả văn học nào đó, người ta thường phân tích các tác phẩm chính của tác giả, sau mới đánh giá về con người, vai trò của nhà văn. Nhưng ở bài viết này, tác giả Phạm Văn Đồng làm ngược lại, trình bày con người – quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới trình bày về các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu.

– Bài viết cũng không trình bày các luận điểm theo trật tự thời gian, tác phẩm sáng tác trước thì trình bày trước. Ở đây, tác phẩm Lục Vân Tiên được sáng tác trước thì lại được đồng chí Phạm Văn Đồng đưa vào cuối bài viết. → Với trật tự này, đồng chí Phạm Văn Đồng muốn nhấn mạnh Nguyễn Đình Chiểu là con người đặc biệt, để hiểu thơ văn ông trước hết phải hiểu con người ông, văn thơ ông gắn liền với thực tế, vận mệnh dân tộc.

2. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”.

   Đây chính là vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của loại văn chương hướng về đại chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc. Văn chương Đồ Chiểu không trau chuốt, óng mượt mà chất phác, chân thực, có chỗ tưởng như thô kệch, nhưng lại chứa đựng trong đó những tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý đối với nhân dân ta “Nó không phải là ve đẹp của những cây lúa uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đồng thóc mây vàng” (Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này đáng quí lắm, và càng đáng quí khi ta biết nhà thơ sáng tác trong hoàn cảnh mù loà, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, bất hạnh. Vì vậy, vẻ đẹp văn chương “thô mà tình” ấy khiến “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”. Lâu nay, chúng ta quen nhìn loại văn chương trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường,… nên thật khó cảm nhận được tình ý sâu xa, thấy hết vẻ đẹp đích thực của thơ văn Đồ Chiểu. Vì vậy “phải chăm chú nhìn mới thấy”, tức là phải dày công, kiên trì nghiên cứu, phải chăm chú nhìn bằng cách nhìn khoa học đúng đắn mới khám phá được vẻ đẹp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam qua:

– Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ:

   Một cuộc sống đẹp đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn, bất hạnh nhưng vẫn đứng thẳng, ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân, vì nước theo lí tưởng “kiến nghĩa bất vi vô cùng dã”, tỏ thái độ bất khuất bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cách sống đẹp, đó là một quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khăn – Đầm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Đó là thơ văn chiến đấu đánh thắng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và ông đã làm đúng thiên chức đó. 

– Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đắc lực cho cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1960 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu, tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp… đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân – nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất trước kẻ thù…

– Truyện thơ Lục Vân Tiên: Phạm Văn Đồng xem như một bài ca hào hùng mà tha thiết về lí tưởng đạo đức của tác giả – cũng là lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng, mặc dù khổ cực, gian nguy, quyết tâm chiến đấu như: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hớn Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ và đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại giá trị văn nghệ của bản trường ca hấp dẫn” từ đầu đến cuối này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật vốn có của tác phẩm.

   Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó có không ít người còn nhìn phiến diện về thơ văn của ông, thậm chí còn chê thơ văn ông thô ráp, nôm na,…

4. Tác giả cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ trong thời gian ấy, mà cả trong thời đại hiện nay.

   Vì lúc này là thời điểm của năm 1963, khi mà cuộc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt, gay go. Hơn lúc nào hết, nhiệm vụ chiến đấu cứu quốc được đặt lên hàng đầu và văn học nghệ thuật phải thực hiện được sứ mệnh, nghĩa vụ cao cả của mình, giương cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước, cổ vũ, khích lệ con người chiến đấu và chiến thắng, thậm chí quyết tử để Tổ quốc quyết sinh. Cũng chính vì vậy, cần làm cho ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu” sáng hơn nữa.

5. Có thể thấy bài văn nghị luận này không khô khan mà trái lại, có sức hấp dẫn, lôi cuốn.

   Vì bài văn của đồng chí Phạm Văn Đồng mang đậm những sắc màu biểu cảm. Màu sắc biểu cảm của bài văn nghị luận này thể hiện ở những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Phạm Văn Đồng về giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Những câu văn đây cảm mến, kinh phục cuộc đời và tài năng của một tác gia nổi tiếng của lịch sử văn học dân tộc, chính là sắc màu biểu cảm, uyển chuyển, linh hoạt cho một bài văn nghị luận. Bởi thế, bài viết của Phạm Văn Đồng không chỉ có lí lẽ thuyết phục mà còn đi vào lòng người bởi tính biểu cảm của nó.

LUYỆN TẬP

  Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay, và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích. Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận tỏ bày ý kiến của mình về vấn đề trên.

   Bài viết tham khảo

   Năm 1859, giặc Pháp tấn công thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ Chạy giặc, hai câu kết nói lên mong ước thiết tha: “Hỏi trang dẹp loạn rày đầu vắng/ Nỡ để dân đen mắc nạn này?” Và mấy năm sau, nhà thơ viết bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – đỉnh cao nghệ thuật và tư tưởng trong sự nghiệp thơ văn của ông. Có thể coi bài văn tế là tấm lòng trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đối với những nghĩa sĩ anh hùng của nhân dân ta trong buổi đầu chống Pháp xâm lược. 

   Nhà thơ mù đất Đồng Nai đã dựng lên một tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bị tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm. Sau khi chiếm đóng ba tỉnh miền Đông, giặc Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền tây Nam Bộ. Năm 1861, vào đêm 14 tháng 12, nghĩa quân đã tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc, thuộc tỉnh Long An ngày nay. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt làm cho mã tà, ma ní hồn kinh”. Gần 30 chiến sĩ nghĩa quân đã anh dũng hi sinh. Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này – bài ca về người anh hùng thất thể nhưng vẫn hiên ngang. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một “tượng đài nghệ thuật” hiếm có. “Bi tráng” là tầm vóc và tính chất của tượng đài nghệ thuật ấy: vừa hoành tráng, hùng tráng vừa thống thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng. ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó dựng lên một thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc. Hoành tráng về qui mô, nó không chỉ khắc hoạ về một nghĩa quân, một anh hùng mà đông đảo những người “dân cấp tin lâu nên nghĩa quan lành quân chiêu mộ” dưới ngọn cờ “bình tây” của Trương Công Định. Tính chất, qui mô hùng tráng ấy lại gắn liền với bị ai đau thương thống thiết. “Cái tượng đài nghệ thuật” về người nông dẫn đánh Pháp giữa thế kỉ XIX đã được dựng lên trong nước mắt, trong tiếng khóc của nhà thơ, của nhân dân và cả của đất nước. Trong toàn bài văn tế, ta cảm nhận sâu sắc tính chất bị tráng này.

   Mở đầu bài văn tế là một lời than qua hai câu tứ tự song hành. Hai tiếng “Hỡi ôi!” vang lên thống thiết, đó là tiếng khóc của nhà thơ đối với nghĩa sĩ, là tiếng nấc đau thương cho thế nước hiểm nghèo: “Súng giặc, đất rên lòng dân trời to”. Tổ quốc lâm nguy. Súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương xứ sở. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây…” (Chạy giặc). Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ có nhân dân đứng lên cánh vác sứ mệnh lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của nhân dân, của những người áo vải mới tỏ cùng trời đất và sáng ngời chính nghĩa. Có thể nói cặp câu tứ tự này là tư tưởng chủ đạo của bài văn tế, nó được khắc trên đá hoa cương đặt ở phía trước, chính diện của “tượng đài nghệ thuật” ấy, Hình ảnh trung tâm của “tượng đài nghệ thuật Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là những chiến sĩ nghĩa quân. Nguồn gốc của họ là nông dân nghèo sống cuộc đời “côi cút” sau luỹ tre làng. Chất phác và hiền lành, cần cù, chịu khó trong làm ăn, quanh quẩn trong xóm làng, làm bạn với con trâu, đường cày, sá bia, rất xa lạ với “cung ngựa trường nhung”; “Nhớ linh xưa: Cui cút làm ăn: toan lo nghèo khó Chưa quen cung ngưu, đầu tới trung nhung cho biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”. Họ là lớp người đông đảo, sống gần gũi quanh ta. Quanh năm chân lấm tay bùn với nghề nông, “chưa hề ngó tới việc binh và vũ khí đánh giặc: “Việc cuốc, việc cày, việc bìa, việc cấy, tay vốn quen lành; tập khiên, tập sáng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”. Thế nhưng khi đất nước quê hương bị giặc Pháp xâm lược, những “dân ấp, dân lân” ấy đã đứng lên “mến nghĩa làm quần chiêu mộ”. Đánh giặc cứu nước cứu nhà, bảo vệ “bát cơm manh áo ở đời” là cái nghĩa lớn mà họ “mến” là đeo đuổi. Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những câu cách cú hay nhất (giản dị mà chắc nịch) ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc của người nghĩa sĩ: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Đối với giặc Pháp và lũ tay sai bán nước, họ chỉ có một thái độ: “ăn gan” và “cắn cổ”, chỉ có một chí hướng: “phen này xin ra sức đoạn kinh,… chuyện này dốc ra tay bộ hổ”.

   Hình ảnh người chiến sĩ nghĩa quân ra trận là những nét vẽ, nét khắc hùng tráng nhất, hoành tráng nhất trong “tượng đài nghệ thuật” bài văn tế. Bức tượng đài có hai nét vẽ tương phản đối lập: đoàn dũng sĩ của quê hương và giặc Pháp xâm lược. Giặc cướp nước được trang bị tối tân, có “tàu thiếc, tàu đồng”, “bắn đạn nhỏ, đạn to”, có bọn lính đánh thuê “mã tà, ma ní” thiện chiến. Trái lại, trang bị của nghĩa quân lại hết sức thô sơ. Quân trang chỉ là “một manh áo vải”, Vũ khí chỉ có một ngọn tầm vông”, hoặc “một lưỡi dao phay”, một súng hoả mai khai hoả bằng rơm con cúi”. Thế mà họ vẫn lập được chiến công: “đốt xong nhà dạy đạo kia” và “chém rớt đầu quan hai nọ”. “Tượng đài nghệ thuật” đã tái hiện lại những giờ phút giao tranh ác liệt của các chiến sĩ nghĩa quân với giặc Pháp: “Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp vào lướt tới, coi giặc cũng như không: nào sợ thằng Tay bắn đạn nho, đạt to, xô ca xông vào, điều mình như chẳng có xe đâm ngang, người chém ngược, lành cho ma ní, mã tà hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng sáng nổ”. Đây là những câu gối hạc tuyệt bút. Không khí chiến trận có tiếng trống thúc quân giục giã, “có bọn hè trước, lũ ở sau vang dậy đất trời cùng tiếng súng nổ. Các nghĩa sĩ của ta coi cái chết như không, tấn công như vũ bão, tung hoành giữa đồn giặc: “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược”, “hè trước, ó sau… Giọng văn hùng tráng, phép đối tài tình, các động từ mạnh được chọn lọc và đặt đúng chỗ… đã tô đậm tinh thần quả cảm, vô Song của các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho các chiến sĩ nghĩa quân những tình cảm đẹp nhất: ngợi ca, khâm phục, tự hào. Qua đó, ta thấy, trước Nguyễn Đình Chiểu chưa có nhà thơ, nhà văn nào viết về người nông dân đánh giặc hay và sâu sắc như thế.

   Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn có những giọt lệ, lời than khóc, một âm điệu thống thiết, bị ai được thể hiện ở phần ai vãn. Nhiều nghĩa sĩ đã ngã xuống trên chiến trường trong tư thế người anh hùng: “Những lắm lòng nghĩa lau dùng: đâu biết xác phàm vội bộ”. Đất nước, quê hương vô cùng thương tiếc các nghĩa sĩ. Một không gian rộng lớn bùi ngùi, đau đớn: “Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng luỵ nho”. Tiếng khóc của người mẹ già, nỗi đau đớn của người vợ trẻ được nói đến vô cùng xúc động. “Hàng trăm năm sau, chúng ta đọc Nguyễn Đình Chiểu có lúc như vẫn còn thấy ngòi bút của nhà thơ nức nở trên từng trang giấy” (Hoài Thanh): “Đau đớn bấy nhẹ già ngồi khóc tre. ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”. Các nghĩa sĩ đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Tấm gương chiến đấu và hi sinh của họ là tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm”, đời đời bất diệt, sáng rực mãi, trường tồn cùng sống núi. Rất đáng tự hào: “Ôi! Một trận khói tan; nghìn năm tiết rỡ. Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiện ngang. Chết bất khuất. Tâm thể ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật về người nông dân đánh giặc: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;…”. Dám xả thân vì nghĩa lớn, “cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”, các chiến sĩ nghĩa quân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta.

   Tóm lại, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc khẳng định văn chương lỗi lạc, tấm lòng yêu thương dân mãnh liệt, thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu. Đúng là “người thư sinh dùng bút đánh giặc” (Miên Thầm). Một giọng văn vừa hùng tráng, vừa thống thiết, bi ai. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bị tráng về người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một kiệt tác trong văn tế cổ kim của dân tộc. Nhà văn Hoài Thanh có viết: “Nhà nho nghèo ấy đã sống cuộc sống của quần chúng, và đã đi cùng quần chúng phấn đấu gian nan. Chính quần chúng cũng cần cù, dũng cảm đã tiếp sức cho Nguyễn Đình Chiểu, cho trí tuệ, cho tình cảm, cho lòng tin và ca cho nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu”.

   Những tình cảm đẹp đẽ, những tư tưởng rộng lớn đó là những giá trị muôn đời, bởi vậy, nó không bao giờ là xa lạ với thế hệ trẻ ngày nay, mà ngược lại nó vô cùng cần thiết để trao cho thế hệ trẻ những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về lịch sử dân tộc, giáo dục, định hướng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước và ý thức sâu sắc về trách nhiệm, nghĩa vụ sống tốt, học tập và lao động có ích, có ý nghĩa, biết cống hiến, biết hi sinh.

                                                                                         (Sưu tầm)

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 4: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng
Đánh giá bài viết