I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Hoàn cảnh ra đời: Ngày 2-9 – 1969, Bác Hồ từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Bác ơi!.

– Bố cục: 3 phần

+ Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót trước sự kiện Bác qua đời.

+ Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ.

+ Ba khổ cuối: Cảm nghĩ khi Bác qua đời.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Bốn khổ thơ đầu: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời. 

a) Thiên nhiên, cảnh vật

– Không gian thiên nhiên như hòa điệu với tâm trạng con người: “Người tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, không chỉ con người mà dường như cả trời đất cũng khóc tiếc thương trước sự ra đi của Người.

– Cảnh vật trong khu vườn Bác: vườn rau ướt lạnh, phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng. Không còn bóng dáng Người mọi vật trở nên lạnh lẽo, hoang vắng, ngơ ngác, vô hồn, ngay cả hương thơm của hoa nhài, vị ngọt của quả bưởi… cũng trở nên thừa ra, trở nên cô đơn, côi cút.

b) Con người:

– “lần”: Đi từng bước vì đau đớn đến bàng hoàng không tin đó là sự thật.

– “Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”: Nỗi đau tột cùng trước sự mất mát quá lớn tưởng như vượt khỏi sự chịu đựng của con người.

⇒ Nỗi đau mất mát tràn ngập không gian, thấm vào vạn vật, trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ và toàn dân tộc.

2. Sáu khổ thơ tiếp: Hình tượng Bác Hồ

– Lí tưởng và lẽ sống của Bác: lo cho nhân dân, vận mệnh của đất nước và toàn thể nhân loại bị áp bức bóc lột.

– Tình thương của Bác: Cả cuộc đời Bác đã hi sinh vì độc lập, tự do dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Ở Bác, mối quan tâm đến những điều lớn lao không lấn át đến tình yêu thương, sự chăm sóc đến từng cá nhân, từng con người cụ thể, đến cả những vấn đề áo com, no đói trong cuộc sống đời thường. Sự vĩ đại trong tâm hồn của Người chính ngay trong những lo lắng rất đời thường ấy. (Lo cho người dân cơm ăn có đủ no không? | Áo mặc có đủ ấm không? Các cháu thiếu nhi có được đến trường không?…)

– Đức tính khiêm tốn, sự hi sinh quên mình của Bác: Cuộc sống giản dị, không phổ trương, không màng danh lợi, có lẽ đó cũng là lí do vì sao Bác Sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.

⇒ Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam.

3. Ba khổ thơ cuối: Cảm nghĩ của người dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác.

   Thời gian hiện thực của bài thơ: “chiều nay, xế chiều” đã trở thành thời gian lịch sử, thành buổi chiều đau xót “nghìn thu”, thành thời điểm tưởng niệm của cả cộng đồng. Bác mất đi nhưng Bác còn sống mãi trong sự nghiệp chung của dân tộc, của cách mạng. Từ trong sự ra đi của một vĩ nhân, từ di sản lớn lao mà Người để lại cho dân tộc, từ cuộc Sống mẫu mực của Người đã trở thành sức mạnh mới góp phần thúc đẩy cuộc sống theo hướng tiến lên. Bốn câu thơ cuối là nỗi nhớ, là niềm kính yêu, là lời hứa nguyện đi theo con đường Bác đã vạch ra.

III. MỞ RỘNG KIẾN THỨC

                           Bác ơi!

   9 giờ 45 phút ngày 2 – 9 – 1969, một ngày mùa thu lịch sử “quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” của Bác Hồ đã ngừng đập. 

   Thơ khóc Bác, tiễn Bác “vào cõi trường sinh” có nhiều bài hay. Một trong những bài hay nhất là bài Bác ơi! của Tố Hữu được viết khá sớm (ngày 6 – 9) nhanh chóng lan truyền, gây xúc động rất mạnh cho mọi người. Bác ơi!, “Như một điếu văn bi hùng bằng thơ (Xuân Diệu) biểu lộ niềm đau xót tiếc thương vô hạn của Tố Hữu và của mọi người trước sự ra đi đột ngột của Bác và là sự đúc kết những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc của Tố Hữu về con người và cuộc đời của Bác. Nỗi đau nhân gian, trần thế, nỗi đau của vũ trụ đất trời hóa thành lệ tuôn trào:

              Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

              Đời tuôn nước mắt, trời thuôn mura.

   Làm sao tránh né được nỗi đau vô hạn này. Chính trong điều văn của Trung ương Đảng cũng khẳng định: “Đau thương này thật là vô hạn”. Khi vĩnh biệt người thân, nỗi đau sẽ nhân lên lúc ta trực diện với di vật của người đã khuất. Tâm trạng Tố Hữu được cảm nhận qua phần diễn tả cảnh vật nơi Bác ở, ai đọc cũng xúc động. Tất cả hãy còn, nhưng tất cả đã trở nên vắng lặng: phòng lặng, rèm buông, chuông không reo nữa… vườn rau, gốc dừa ướt lạnh… mãi mãi từ đây vắng Bác:

               Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm

              Quanh mặt hồ in mây trắng bay.

   Để diễn tả nỗi đau xót tiếc thương vô hạn, không thể gói gọn trong nội hàm của ngôn từ ngữ nghĩa, Tố Hữu phải dùng biện pháp tu từ (“mây trắng” chỉ tóc bạc), biện pháp câu hỏi, câu cảm (“Trái bưởi kia vàng ngọt với ai? Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài”), biện pháp nhân hóa, cảnh ngụ tình, kết nối giữa cảnh “Trời tuôn tư và tình “Đời tuôn nước mắt”. Trạng thái tình cảm này làm ta nhớ đến, trước niềm đau Lê-nin từ trần, nhà thơ Maha-cốp-xki viết: “Tre con bông nghiện nghị Như người tóc bạc và các cụ già như tre nhỏ/ Khóc hu hu.” .

   Cái chết là quy luật tất yếu của tự nhiên. Nhưng Tố Hữu đã có ý thức khi nói đến cái chết của Bác bằng lời thổn thức: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi”. Tố Hữu không muốn nói trực tiếp đến cái chết vì sự nghiệp và lí tưởng chói ngời của Bác vẫn còn đây. Vì Bác ra đi còn để lại một di sản tinh thần vô giá:

             Ảnh hào quang đô thêm sông núi

             Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

   Nhà thơ cộng sản thấm thía, xúc động ngợi ca lòng nhân đạo bao la của Bác bằng nhiều câu thơ có sức khái quát cao, gợi cảm sâu:

               – Bác ơi! Tinh Bác mênh mông thế

               Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

               – Nồi đan dân nước, nỗi năm châu.

               – Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

   Từ lòng nhân đạo cao cả ấy, Bác đã hi sinh cả cuộc đời cho hạnh phúc của nhân dân như lòng mẹ lo cho con.

               – Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ

               Cho hôm nay và cho mai sau.

               – Tự do cho mỗi đời nô lệ

               Sữa để em thơ, lụa tặng già.

   Nếu tình cảm nhân loại được hình tượng hóa bằng quả tim “Ôm cả non sông mọi kiếp người” thì tình cảm dân tộc của Bác lại càng thêm sâu sắc qua “nỗi nhớ nhà” “nỗi mong cha”. Suốt mấy chục năm, không một phút nào Bác không nghĩ đến đồng bào miền Nam. Bác đã nêu chân lí: “Miền Nam là ruột thịt, Nam Bắc là một nhà”. Bác nói với đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc câu nói thật cảm động: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi”. Không ai thương miền Nam bằng Bác Hồ và không ai kính yêu mong nhớ Bác Hồ bằng đồng bào miền Nam. Tinh yêu thương ấy như chất ngọc trong ngần đã được Tố Hữu phản ánh qua sự đối ý “nỗi nhớ nhà”, “nỗi mong cha” của hai câu thơ đầy ấn tượng và gây xúc động sâu sắc”:

                 Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

                 Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha.

   Bác để tình thương cho mọi người, sống cuộc đời giản dị thanh bạch, khiêm tốn, Bác không thích chuyện “tượng đồng bia đá” dù cuộc đời của Bác thật kì diệu. Phẩm chất cao đẹp ấy được Tố Hữu ngợi ca qua những câu thơ tuyệt đẹp nâng tầm khái quát tượng . trưng sáng đẹp cho dân tộc:

                 Bác đề tình thương cho chúng con

                 Một đời thanh bạch chằng vàng son

                 Mong manh áo vải, hồn nôn trọng

                 Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

   Câu thơ hay bởi tính khái quát của nó, vừa nói được cái cao đẹp của một tâm hồn cộng sản Việt Nam, vừa tái hiện được phong cách dân tộc của Bác qua hình ảnh ngôn ngữ truyền thống “áo vải”, “muôn trượng” và một kết hợp từ mới tương quan “mong manh áo vải”, “hồn muôn trượng”.

   Chủ nghĩa nhân đạo của Bác không phải là lòng thương người từ trên ban xuống của Phật, của Thánh nhân cao siêu mà bắt nguồn từ cuộc đời thực và gần gũi như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: Nét nổi bật ở Bác là lòng nhân đạo. Nghĩ đến công đức của Bác, Tố Hữu nhớ “đôi dép cũ nặng công ơn”. Bởi đôi dép ấy gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng vì dân, vì nước của Bác. Ngày nay, đôi dép ấy đã trở thành kỉ vật thiêng liêng và vô giá của dân tộc ta.

   Tình cảm được ý thức là sự thanh lọc tình cảm: “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” (Bác ơi!). Cuộc đời của Bác trong như pha lê, sáng như ánh sao nên ta gân Bác, ánh sáng ấy tỏa sáng trong ta: “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta” (Sáng tháng năm – Tố Hữu)

   Bác đã khơi dậy sự sống ở mọi người. Bác tiếp tục sống trong ta và muôn đời sau. Có đồng chí lãnh đạo Cu Ba đã gọi cái chết của Chủ tịch Hồ Chí Minh “là mầm mống của sự sống”. Bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta: “Vì đời của Người là một sự sống vĩ đại. Vì sự nghiệp của Người là sự nghiệp của sự sống, là sự nghiệp bảo vệ sự sống, bồi dưỡng sự sống, làm cho sự sống có ý nghĩa hơn, đẹp hơn” (Đặng Thai Mai). Vì vậy, Đảng và nhân dân ta đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

   Trong sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ, trong di sản đồ sộ mà Người để lại, Tố Hữu nhấn mạnh phần tinh thần là lời non nước, lời di chúc;

                – Ra đi Bác dặn: còn non nước.

                                                             (Bác ơi!)

                – Bác đi… di chúc giục lòng ta

                Cho cả muôn đời một khúc ca

Lẽ sống, niềm tin, mong ước lớn

Và tình thương. ân nghĩa bao la.

(Theo chân Bác).

Khóc bác, tiễn Bác: “Nghĩa nặng lòng không dám khóc nhiều”, Đảng và nhân dân ta quyết biến đau thương thành hành động, thành sức mạnh:

               Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

               Vữmg như muốn ngọn dải Trường Sơn. 

                                                                  (Trần Kim Đồng)

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 14: Đọc thêm: Bác ơi! – Tố Hữu
Đánh giá bài viết