TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1.

– Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi” được gọi lên từ việc chú bé nhớ lại “một buổi mai đây sương thu gió lạnh” được mẹ dẫn đi trên con đường làng quen thuộc “dài và hẹp” để đến trường vào học lớp năm.

– Đọc lại toàn bộ truyện ngắn, em thấy nhà văn diễn tả những kỉ niệm theo trình tự thời gian, không gian… Lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng. Sáng đó đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò,..

Câu 2. Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:

+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

+ Trong chiếc áo dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

+ Chú bé cũng như những trò khác bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa, chỉ dám đi từng bước nhẹ; lo sợ vẩn vơ, ngập ngừng e sợ; thèm vụng và ao ước thầm được những học trò cũ, biết lớp, biết thầy, để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

+ Lúng túng khi ông đốc nói: Thôi, các em lên đứng đây sắp hàng để vào lớp.

+ Một số bạn khóc, tôi nức nở khóc theo. 

+ Tiếng phấn của thầy giáo gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi vào cảnh thật.

   Tất cả những dẫn chứng trên được hồi tưởng và diễn tả rất chân thực, rất cụ thể, rất ấn tượng và tinh tế lạ thường. Đó là tâm lí chung của rất nhiều học trò lần đầu tiên đi học!

Câu 3. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với em bé lần đầu tiên đi học thật là đẹp đẽ, ngọt ngào và đáng kính:

– Ông đốc với giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ.

 – Thầy giáo lớp năm đón hai mươi tám học trò mới với “gương mặt tươi cười”, chứng tỏ là người vui tính, giàu lòng thương yêu.

– Người mẹ thì rất thương yêu con. Người mẹ đã quan tâm, dõi theo từng bước đi của con mình với bao âu yếm, động viên…, đặc biệt là từ lúc đi trên đường tới khi đến trường, xếp hàng vào lớp học.

Câu 4. Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn rất sinh động, rất đặc sắc:

+ Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

+ Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.

+ Họ như những con chim đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

Câu 5. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng các hình thức tả thực và so sánh thú vị; giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm.

+ Chất thơ của truyện tỏ ra từ thái độ, cử chỉ từng gương mặt và lời nói của mỗi người. Chất thơ toát ra từ lòng người mẹ hiền thương yêu con.

+ Truyện được bố cục theo hồi tưởng, kết hợp hài hòa giữa kể và tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của con người. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các học sinh giàu sức gợi cảm. Toàn bộ truyện ngắn toát lên một chất trữ tình thiết tha, êm dịu.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 1-Tôi đi học
Đánh giá bài viết