Phần thứ hai: Văn kể chuyện-Bài số 24. Pa-xtơ và em bé

Nguồn website giaibai5s.com

BÀI LÀM

:

| Pa-xtơ và em bé | Pa-xtơ (1822-1895) là nhà bác học vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XIV. Ông đã có nhiều phát minh kì diệu: phát minh về hiện tượng lên men; tìm ra “thủ phạm gây bệnh truyền viễn” như bệnh than, bệnh dại,…

. Để chống căn bệnh dại, Pa-xtơ sau nhiều năm nghiên cứu đã lấy tủy sống của một con thỏ bị bệnh dại và làm cho sức tàn phá của vi trùng trong ty ống ấy giảm đi..

Sau nhiều lần ứng dụng trên cơ thể động vật, ngày 6-7-1885, lần đầu tier Pa-xtơ ứng dụng phương pháp trên cơ thể con người.

Em bé Giô-dép Mai-xtơ bị chó dại cắn. Bệnh tình vô cùng nguy kịch. | Cả gia đình hầu như tuyệt vọng. Em được đưa vào bệnh viện. Pa-xtơ đã dùng

một thứ thuốc – vắc-xin đặc biệt tiêm vào bệnh nhân. Ông và nhiều bác sĩ thức thâu đêm để theo dõi. Sau hơn một tuần, em bé được cứu sống. Em bé Giô-dép Mai-xtơ là người đầu tiên bị chó dại cắn được cứu sống. Và lần đầu tiên trong lịch sử khoa học thế giới, Pa-xtơ đã tìm ra được một loại vắc-xin chống bệnh dại.

Nhiều nước trên thế giới đã thành lập viện khoa học mang tên Pa-xtơ. Tượng ông được đặt nơi trang trọng nhất để ghi nhớ công ơn to lớn của ông đối với loài người.

UNESCO đã lấy năm 1995 là “năni Lu-i Pa-xtơ với rất nhiều hoạt động khoa học và văn hóa để kỉ niệm một trăm năm ngày mất của nhà bác học thiên tài.

Phần thứ hai: Văn kể chuyện-Bài số 24. Pa-xtơ và em bé
5 (100%) 1 vote