I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐỐI VỚI TRẺ

1. Về kiến thức

– Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về thời tiết.

– Làm đúng bài tập điền vào ô trống.

2. Về kĩ năng

– Biết cách đặt câu hỏi với cụm từ có ý nghĩa chỉ thời điểm tương đương với khi nào.

– Biết cách sử dụng dấu chấm, chấm than.

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

1. Chọn từ chỉ thời tiết từng mùa.

M:

– Mùa xuân: ấm áp.

– Mùa hạ: nóng bức, oi nồng.

– Mùa thu: se se lạnh.

– Mùa đông: giá lạnh, mưa phùn gió bấc.

2. Thay cụm từ khi nào bằng các cụm từ khác (Bài tập này luyện cho con các cách để hỏi về thời gian).

M:

– Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng? → Bao giờ/ Lúc nào Mấy giờ lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?

– Khi nào trường bạn nghỉ hè? → Bao giờ/ Lúc nào/ Tháng mấy trường bạn nghỉ hè?

– Bạn làm bài tập này khi nào? → Bạn làm bài tập này bao giờ/ lúc nào?

– Bạn gặp cô giáo khi nào? → Bạn gặp cô giáo lúc nào/ bao giờ?

3. Điền dấu chấm hay dấu chấm than vào chỗ trống.

a) Ông Mạnh nổi giận, quát:

– Thật độc ác (!)

b) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:

– Mở cửa ra (!)

– Không (!) Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào (.)

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II: Mẹ dạy con học Tiếng Việt ở nhà-Chủ điểm bốn mùa-Tuần 20. Luyện từ và câu: Từ ngữ về thời tiết, đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
Đánh giá bài viết