Nguồn website giaibai5s.com

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA YÊN THẾ

Câu hỏi: Lập bảng thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa.

Trả lời câu hỏi Thời Các giai đoạn

Người chỉ huy

gian

1884-1892 | Nhiều toán nghĩa quân hoạt động | – Đề Nắm riêng lẻ.

– (4-1892) Đề Thám

(Hoàng Hoa Thám) | 1893-1908 | Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến | Đề Thám

đấu. 1909-1913 Pháp tập trung lực lượng tấn công | Đề Thám

Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn khi Đề Thám bị sát hại. . (10-12-1913) phong trào tan rã ,

Câu hỏi: Em hãy nêu các hoạt động của thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX.

| Trả lời câu hỏi Vào cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách bình | định quân sự đối với trung du, miền núi nhằm ổn định tình hình chính

trị, chuẩn bị cho cuộc khai thác đại quy mô sắp tới (làm đường, cầu, đường dây điện thoại nối liền các vùng kinh tế, các vùng nguyên liệu và các trung tâm hành chính với nhau…).

Câu hỏi: Nguyên nhân của phong trào vũ trang kháng Pháp ở các địa phương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời câu hỏi Nguyên nhân của phong trào vũ trang kháng Pháp ở các địa phương | cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là do:

+ Chính sách bình định quân sự đối với trung du, miền núi ảnh hưởng tới cuộc sống tự do của nhân dân các địa phương. . . + Truyền thống yêu nước vốn có của nhân dân Việt Nam. Câu hỏi: Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế .

Trả lời câu hỏi + Giữa thế kỉ XIX, nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ rời quê hương lên Yên Thế lập làng, tổ chức sản xuất. Do chính sách quân sự của Pháp đối với trung du, miền núi, khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định, bóc lột của chúng.

+ Kết hợp với- truyền thống yêu nước và để bảo vệ cuộc sống, lợi ích cu thể của mình trước sự đe dọa của thực dân Pháp, họ đứng lên đấu tranh. . | Câu hỏi: Em có nhận xét gì về vị trí của căn cứ Yên Thế

Trả lời câu hỏi + Yên Thế là vùng đồi núi trung du ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, thông với nhiều tỉnh ở vùng rừng núi như Lạng Sơn, Thái Nguyên và vùng đồng bằng như Bắc Ninh, Hà Nội.

+ Địa bàn Yên Thế là vùng cây cối rậm rạp, khí hậu khắc nghiệt, rất bất lợi đối với địch nhưng lại thuận lợi cho cách đánh du kích của nghĩa quân. Câu hỏi: Em hãy nhận xét về thành phần lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Trả lời câu hỏi + Khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, phong trào chống Pháp ở Yên Thế không phải do một số người hoặc một cá

văn thân sĩ phu phát động, tập hợp mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu.

+ Những người này đều xuất phát từ nông dân địa phương, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần Vương, mong muốn xây dựng một cuộc sống bình quân, bình đẳng sơ khai về kinh tế và xã hội, một biểu hiện của tính tự phát về mặt tư tưởng của nông dân.

Câu hỏi: Em hãy giới thiệu đôi nét về tiểu sử của Hoàng Hoa Thám. |

Trả lời câu hỏi + Hoàng Hoa Thám (Đề Thám), người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh khoảng năm 1846, trong một gia đình nhà nho nghèo họ Trương. Khi phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Yên Thế bùng nổ, ông đã tham gia nghĩa quân của Lương Văn Nắm (Đề Nắm). Khi Đề Nắm chết, ông đứng ra lãnh đạo phong trào | + Hoàng Hoa Thám có vóc người vạm vỡ, tóc thường cắt ngắn, mắt một mí, nói năng nhỏ nhẹ, sống kín đáo, giản dị. Nhưng sự can đảm, lòng kiên trì và tài năng chiến trận của ông đã khiến cho kẻ thù nhiều . phen khiếp đảm. Chúng đã phải thừa nhận rằng: “Đề Thám rất can

đảm, ưa hành động, bản năng chiến trận của ông thật là kì diệu… Ông ta có những tài năng lớn của một chiến binh. Sẽ là hèn hạ nếu không công nhận điều đó”.

+ Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, vận dụng linh hoạt chiến thuật đánh du kích, Đề Thám đã lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu chống thực dân Pháp trong suốt 30 năm, gây cho chúng nhiều phen khốn đốn và tổn thất nặng nề. Câu hỏi: Em hãy nêu tóm tắt diễn biến giai đoạn 1 của cuộc khởi | nghĩa Yên Thế.

Trả lời câu hỏi Trong giai đoạn đầu (1884 – 1892), nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự phối hợp và chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất (tháng 4 -1892), Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào. Câu hỏi: Em hãy nêu tóm tắt diễn biến giai đoạn 2 của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Trả lời câu hỏi . Trong giai đoạn hai (1893 – 1908), đây là thời kì nghĩa quân vừa chiến . đấu, vừa xây dựng cơ sở dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đề Thám. Nghĩa quân có những trận đánh tiêu biểu. Nghĩa quân đã hai lần đình chiến với Pháp, tranh thủ thời gian hoà hoãn để xây dựng lại căn cứ và mở rộng phạm vi hoạt động ra vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Nghĩa quân đã xây dựng căn cứ Phồn Xương vững mạnh, vừa sản xuất, vừa tăng cường sắm sửa vũ khí, luyện tập võ nghệ, lập thêm một số đồn mới (Tú Nghệ).

Câu hỏi: Vì sao Đề Thám phải hai lần giảng hòa và được thực dân Pháp chấp nhận?

Trả lời câu hỏi + Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Đề Thám phải tìm cách

giảng hòa với quân Pháp. . + Pháp chấp nhận thương lượng và giảng hòa để chuộc lại tên Sét-nay . và để tạo những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và bóc lột.

+ Nghĩa quân Yên Thế giảng hòa để tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, xây dựng đội quân tinh nhuệ để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài. Câu hỏi: Em hãy nêu tóm tắt diễn biến giai đoạn 3 của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

. Trả lời câu hỏi + Trong giai đoạn 3, từ năm 1909 đến năm 1913, sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, quân Pháp tập trung lực lượng tấn công căn cứ Yên Thế. Nghĩa quân vừa chống đỡ, vừa di chuyển dần lực lượng sang các vùng lân cận để duy trì cuộc chiến đấu chống Pháp.

+ Trải qua nhiều trận càn liên tiếp của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Đến ngày 10 – 2 – 1913, khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. Câu hỏi: Chiến thuật chủ yếu của nghĩa quân Yên Thế là gì?

Trả lời câu hỏi | + Phương thức tác chiến của nghĩa quân là đánh du kích, lấy ít đánh nhiều. Nghĩa quân thường đánh những trận nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến để đánh gần, đánh nhanh rồi rút nhanh. | + Nghĩa quân Yên Thế xuất sắc trong cách đánh phục kích và đánh trong

ng, hiểu biết một cách kì lạ mọi thuận lợi của địa hình để vận dụng trong chiến đấu.

+ Nhờ chiến thuật đánh du kích mà nghĩa quân Yên Thế đã có thể duy trì được cuộc chiến đấu trong gần 30 năm ròng rã. Câu hỏi: Khởi nghĩa nông dân Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương

Trả lời câu hỏi + Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, quyết liệt nhất, có thời gian kéo dài nhất, tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX.

+ Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa Cần vương mà là phong trào đấu | tranh tự phát của nông dân để tự bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.

+ Lãnh tụ Hoàng Hoa Thám có những phẩm chất đặc biệt: căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo; trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân. | + Nghĩa quân đều là những nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống tự do nhưng chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù phải hai lần giảng hoà và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. .. . + Nổ ra ở vùng trung du, có lối đánh linh hoạt, cơ động.

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm của phong trào chống Pháp của Là nhân dân địa phương cuối thế kỉ XIX?

Trả lời câu hỏi – Phong trào bùng nổ theo vết dầu loang (theo tiến trình bình định trung du và miền núi của thực dân Pháp).

– Phong trào không bị chi phối bởi khẩu hiệu Cần vương (giúp vua) mà xuất phát từ lòng yêu nước, yêu quê hương, chiến đấu để bảo vệ cuộc sống tự do.

– Phong trào nổ ra ở nhiều nơi: Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc, hình thức phong phú, được đông đảo bà con các dân tộc thiểu số tham gia.

– Tuy phong trào đấu tranh diễn ra rầm rộ, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn thất bại do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về tổ chức lãnh đạo, bế tắc về đường lối. Câu hỏi: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương

Trả lời câu hỏi Cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương vì: . + Cuộc khởi nghĩa đã tập hợp được lực lượng đông đảo là nông dân

trên một địa bàn rộng lớn. | + Cuộc khởi nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh độc đáo, mưu trí, dũng cảm, trung thành, tận tụy với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc nghĩa quân, có cuộc sống giản dị hòa mình với quần chúng.

+ Cuộc khởi nghĩa dựa vào địa hình hiểm trở và biết tận dụng thế mạnh I của mình tại vùng rừng núi, sử dụng chiến thuật đúng đắn, linh hoạt.

VI.

A nông dân

,

Câu hỏi: Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Trả lời câu hỏi Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Thế cũng do những nguyên nhân chung của phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX và một số nguyên nhân riêng. Đó là:

+ Bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập.

+ So sánh lực lượng chênh lệch, lại bị thực dân Pháp và phong kiến 1 câu kết, đàn áp.

+ Sự thất bại của phong trào Yên Thế càng chứng tỏ rằng, sức mạnh to lớn của phong trào nông dân bị hạn chế vì chưa có sự lãnh đạo của giai cấp. tiên tiến. .

Câu hỏi: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời câu hỏi Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn:

+ Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam.

+ Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp.

Phần II. Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918-Chương I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX-Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
5 (100%) 1 vote