A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Phong trào văn hóa Phục hưng (thế kỉ XIV-XVII)

– Các nhà văn hóa, khoa học thiên tài:

+ Ph.Ra-bơ-le, nhà văn, nhà y học.

+ R.Đề-các-tơ, nhà toán học và triết học.

+ Lêô-na Đơ-vanh-xi – họa sĩ đồng thời là kĩ sư nổi tiếng.

+ N. Cô-péc-ních – nhà thiên văn học.

+ U. Sếch xpia – nhà soạn kịch vĩ đại.

– Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng

+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, đả phá trật tự xã hội phong kiến.

+ Đề cao giá trị chân chính của con người.

+ Con người phải được tự do phát triển.

+ Đề cao khoa học tự nhiên.

+ Xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

– Ý nghĩa:

+ Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.

+ Là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”, mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

2. Phong trào Cải cách tôn giáo

– Nguyên nhân:

Ki tô giáo là chỗ dựa của giai cấp phong kiến châu Âu để thống trị nhân dân về mặt tinh thần, cản trở bước tiến của giai cấp tư sản.

– Nội dung tư tưởng cải cách của Lu thơ và Cap vanh:

+ Lu thơ: Lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, trở về với giáo lí Ki tô nguyên thủy.

+ Can vanh: Xây dựng tổ chức tôn giáo mới – đạo Tin Lành

– Tác động:

+ Tôn giáo bị phân làm hai: Cựu giáo và Tân giáo

+ Châm ngòi cho cuộc đấu tranh của nông dân Đức.

B. BÀI TẬP

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng

1. Văn hóa Phục hưng đã lên án nghiêm khắc ai?

A. Giáo hội Ki tô.

B. Quí tộc.

C. Tăng lữ.

D. Chế độ phong kiến.

2. Văn hóa Phục Hưng đề cao ai?

A. Thần thánh.

B. Giá trị chân chính của con người.

C. Giáo hội Ki tô. .

D. Con người.

3. Lu thơ lên án những hành vi tham lam và đồi bại của ai?

A. Tăng lữ.

B. Giáo hội Ki tô.

C. Giáo hoàng.

D. Quí tộc.

4. Cải cách tôn giáo mở đầu ở đâu?

A. Thụy Sĩ.

B. Anh.

C. Pháp

D. Đức.

Câu 2. Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng

 

ĐÁP ÁN BÀI TẬP

Câu 1. 1A, 2B, 3C, 4D.

Câu 2. Giai cấp tư sản ra đời không thể chịu được sự ràng buộc của hệ tư tưởng Giáo hội Kitô, họ cần có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng.

Nguồn website giaibai5s.com

Để học tốt Lịch sử Lớp 7 – Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
Đánh giá bài viết