∗ Hướng dẫn làm bài tập

1. Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:

a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

b) Cái đồng hồ báo thức.

c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

Gợi ý:

a) Lập dàn ý miêu tả “quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai”.

1. Mở bài: Lí do em có quyển sách?

   Để chuẩn bị bước vào năm học mới mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một là tập hai.

2. Thân bài:

– Tả bao quát:

   Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc, Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới là màu mực in.

– Tả các bộ phận của đồ vật:

• Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in tên sách Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn nhỏ người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa là một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.

• Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và  một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.

• Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cũng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: NGƯỜI CÔNG DÂN.

• Đầu trang 4 là chữ “Tuần 19” với bài tập đọc “Người công dân số Một”. Trong sách in nhiều bài thơ, bài văn, xen kẽ các bài là những bức tranh minh họa cho các bộ môn: tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.

• Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc Tiếng rao đêm, bài văn ca ngợi hành động dũng cảm của một chú thương binh đã lao vào đám lửa đang bốc cháy ngùn ngụt để cứu một em nhỏ.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em.

   Em là quyển sách đã trở thành đôi bạn thân thiết ngay từ những ngày đâu. Em đã khoác lên người chú một chiếc áo hoa rất đẹp. Mỗi khi học bài xong, em đều cẩn thận để chú vào cặp.

b) Lập dàn ý miêu tả “Cái đồng hồ báo thức”.

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.

2. Thân bài:

– Tả bao quát: .

• Đồng hồ do nước nào sản xuất? Loại nào?

   Đó là chiếc đồng hồ báo thức do Trung Quốc sản xuất, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15 cm.

– Tả từng bộ phận:

• Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?

   Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.

• Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau thế nào?

   Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to, nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.

   Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chỉnh giờ, núm hẹn giờ báo thức.

• Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?

   Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc, Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).

  1. Kết bài: Cảm nghĩ của em.

Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận.

c) Lập dàn ý miêu tả “Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em”.

1. Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do . đâu mà có?

– Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.

– Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc

2. Thân bài:

Tả bao quát:

• Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.

• Cặp mới nguyên, to và dày, màu da đen bóng.

• Loại cặp có quai xách.

– Tả từng bộ phận:

Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình, chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú thỏ trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.

Hai bên cặp có hai khóa mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.

Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.

• Bên trong: Cặp gồm 3 ngăn:

+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập. ..

+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.

  1. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em.

   Em thích cái cặp bố mua vì đây là kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.

2. Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập.

 Tổng hợp các phần (mở bài, thân bài, kết bài) của dàn ý đã trình bày để tập nói trong nhóm hoặc nói trước lớp. (Học sinh thực hiện).

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuần 24. Vì cuộc sống thanh bình-Tập làm văn. Ôn tập về tả đồ vật
Đánh giá bài viết