Nguồn website giaibai5s.com

  1. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH

THÀNH HUẾ. VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CÂN VƯƠNG”

  1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885

Câu hỏi: Sau hai Hiệp ước 1883 và 1884, tình hình nội bộ triều – đình Huế phân hóa như thế nào?

| Trả lời câu hỏi Sau khi triều đình Huế kí hai Hiệp ước 1883 và 1884 đầu hàng thực dân Pháp, nội bộ trong hàng ngũ quan lại trong triều đình Huế vẫn có

một số quan lại có chủ trương chống Pháp, muốn khôi phục lại nền độc lập dân tộc nên ráo riết chuẩn bị lực lượng để đánh Pháp khi có điều kiện. Đó là phe chủ chiến. Câu hỏi: Phe chủ chiến gồm những thành phần nào là do ai – đứng đầu?

Trả lời câu hỏi . Phe chủ chiến gồm một số quan lại trong triều đình Huế có ý thức chống Pháp, khôi phục lại nền độc lập dân tộc (đối lập với phái chủ hòa trong triều đình Huế) do Tôn Thất Thuyết cầm đầu… | Câu hỏi: Dựa trên cơ sở nào Tôn Thất Thuyết có những hành động quyết liệt chống Pháp?

| Trả lời câu hỏi Tôn Thất Thuyết có những hành động quyết liệt chống Pháp là dựa trên các cơ sở sau:

– Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết (Thượng thư Bộ Binh, thành viên Hội đồng Phụ chính) nắm quân đội trong tay.

– Ý chí chống giặc, lòng yêu nước của nhân dân và các quan lại trong phái chủ chiến ở các địa phương. Câu hỏi: Tôn Thất Thuyết và những người trong phe chủ chiến đã

có những hành động gì để chống lại thực dân Pháp? Từ đó thực dân Pháp đã đối phó như thế nào?

| Trả lời câu hỏi Tôn Thất Thuyết và những người trong phe chủ chiến đã có những hành động như:

+ Ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới. | + Thẳng tay trừng trị những kẻ thân Pháp và đưa Ưng Lịch lên ngôi vua (vua Hàm Nghi).

Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Câu hỏi: Nêu diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại | • kinh thành Huế đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885.

Trả lời câu hỏi + Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá.

+ Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn

sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại. I. + Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).

  1. Phong trào Cần vương Câu hỏi: Phong trào Cần vương bùng nổ như thế nào?. . .

| Trả lời câu hỏi + Khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

+ Hưởng ứng Chiếu Cần vương, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần vương. Câu hỏi: Em hãy cho biết tác dụng của “Chiếu Cần vương”?

. Trả lời câu hỏi “Chiếu Cần vương” đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang âm ỉ cháy trong quần chúng nhân dân và nhanh chóng biến thành một phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược trong cả nước. Phong trào kéo. dài suốt 12 năm, đến cuối thế kỉ XIX mới bị dập tắt. Câu hỏi: Vì sao “Chiếu Cần vương” được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng?

Trả lời câu hỏi • | Sở dĩ “Chiếu Cần vương” được nhiều giai tầng xã hội tham gia, hưởng ứng như vậy là vì “Chiếu Cần vương” phù hợp với chính nghĩa, khơi dậy và khích lệ được tinh thần yêu nước, chống giặc của các văn thân, sĩ phu và đông đảo quần chúng nhân dân. Câu hỏi: Phong trào Cần vương phát triển như thế nào?

Trả lời câu hỏi Về diễn biến của phong trào, có thể chia thành hai giai đoạn: 1885 – 1888 và 1888 – 1896.

+ Ở giai đoạn 1885 – 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.. | + Ở giai đoạn 1888 – 1896, tuy Hàm Nghi bị bắt những phong trào Cần vương vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn so với giai đoạn đầu. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về giai đoạn đầu của phong trào Cần Dương (1885 – 1888)?

Trả lời câu hỏi – Quy mô: mở rộng trên phạm vi cả nước từ Thanh Hoá, Nghệ An đến Quảng Ngãi, Bình Định bao gồm các cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ.

– Lực lượng: Nhiều giai tầng xã hội tham gia, chủ yếu là nông dân.

– Về thành phần lãnh đạo. . . + Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là các

văn thân, sĩ phu yêu nước có chung nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp.

+ Ngoài ra, thành phần lãnh đạo còn có một số thủ lĩnh xuất thân từ nông dân như Cao Thắng trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê, Cao Điền trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh; hoặc một số thủ lĩnh là tù trưởng các dân tộc ít người (thổ hào, thổ ti) như Đào Văn Thanh, Cầm Văn Toa… Câu hỏi: Em hãy cho biết thực chất của phong trào Cần vương là gì?

Trả lời câu hỏi | Thực chất của phong trào Cần vương là một phong trào đấu tranh yêu nước, chống xâm lược của nhân dân ta. II. CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG 1, Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)

| Học sinh đọc tham khảo sách giáo khoa 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)

Học sinh đọc tham khảo sách giáo khoa 3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) Câu hỏi: Em hãy giới thiệu đôi nét về nhà lãnh đạo Phan Đình Phùng..

. Trả lời câu hỏi . + Phan Đình Phùng từng làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Do cương trực, thẳng thắn, dám phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông đã bị cách chức, đuổi về quê. .

+ Tuy vậy, năm 1885, ông vẫn hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, đứng ra mộ quân khởi nghĩa và trở thành thủ | lĩnh có uy tín nhất trong phong trào Cần vương ở Nghệ – Tĩnh. Câu hỏi: Em hãy cho biết căn cứ chính của nghĩa quân Hương Khê ở đâu?

Trả lời câu hỏi + Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khu Ngàn Trươi, Vụ | Quang thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).

+ Khu trung tâm Ngàn Trươi là vùng rừng núi rậm rạp, nằm ở cuối – con sông Ngàn Sâu, bên cạnh dãy núi Vụ Quang hiểm trở. Từ Ngàn Trươi, có ba con đường độc đạo, khúc khuỷu có thể vào Quảng Bình, Quảng Trị và ra Nghệ An, Thanh Hoá, thông sang Lào và Xiêm.

Lợi dụng địa hình hiểm trở, nghĩa quân chủ yếu áp dụng lối đánh du kích, gây cho quân Pháp nhiều phen khốn đốn.

Câu hỏi: Vị trí của Hương Khê có lợi gì cho nghĩa quân?

– Trả lời câu hỏi – Địa bàn rừng núi hiểm trở, rộng lớn, phạm vi hoạt động trên khắp bốn tỉnh với các lối đánh linh hoạt (phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện..).

– Vị trí thuận lợi của Hương Khê sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều dân tộc: người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào. . . Câu hỏi: Nghĩa quân Hương Khê đã chiến đấu như thế nào?

Trả lời câu hỏi + Từ năm 1888 đến năm 1895 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân. Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.

+ Để đối phó, thực dân Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời, chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi, là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa. . + Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần. Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh ngày 28-12-1895, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian rồi tan vỡ. Câu hỏi: Em hãy cho biết tại độc khởi nghĩa Hương Khê béo

dài được hơn 10 năm (18.0 – 1895) và tại sao nói cuộc khởi nghĩa này tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

. Trả lời câu hỏi Sở dĩ cuộc khởi nghĩa Hương Khê kéo dài được hơn 10 năm là do tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên trì của người chỉ huy, những người lãnh đạo khởi nghĩa kiên quyết, sáng suốt, có chiến thuật thích hợp, chọn được vị trí chiến đấu hiểm trở, được nhân dân ủng hộ về vật chất và tinh thần. Nghĩa quân được tổ chức, huấn luyện, tự rèn đúc khí giới và tích trữ lương thảo.

Trong phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi – nghĩa điển hình nhất bởi vì:

– Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng lớn, hoạt động trên khắp bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Với các lối đánh linh • hoạt, phòng ngự, chủ động tấn công…

. – Trình độ tổ chức cao nghĩa quân được chia thành 15 đơn vị (quân | thứ) mỗi đơn vị có vài trăm người.

– Có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ.

– Thời gian tồn tại (10 năm), đánh lùi được nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. . Câu hỏi: Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại?

Trả lời câu hỏi Từ năm 1895, nghĩa quân Hương Khê gặp nhiều khó khăn về bộ phận chỉ huy và lực lượng. Trong khi đó, thực dân Pháp lại có ưu thế về kinh tế, quân sự, dùng nhiều thủ đoạn đàn áp, chia rẽ phong trào đấu tranh của nhân dân ta, bao vây, thắt chặt căn cứ của nghĩa quân… nên đến cuối năm 1895, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn tan rã. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp |

cuối thế kỉ XIX? Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

Lực lượng tham gia đông đảo, huy động các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

Mặc dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại. Sự thất bại này chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đồng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

Đây là phong trào kháng chiến lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc ta, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu. . . Câu hỏi: Nguyên nhân nào khiến cho các cuộc khởi nghĩa chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều thất bại?

| Trả lời câu hỏi . – Phong trào do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.

– Khẩu hiệu mà phong trào Cần Vương đưa ra chưa giải quyết được

hiệu này, nhất là đối với nông dân bị hạn chế nhiều. Khi quyền lợi của lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân không được giải quyết, thì sức mạnh của nó không thể phát huy. Ngọn cờ phong kiến tỏ ra bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử.

– Những người lãnh đạo ít chú ý đến những điều kiện đảm bảo cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Trong thực tế, các cuộc khởi nghĩa đều mang tính địa phương, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với nhau, thiếu sự chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc. Do đó, dể bị địch đàn áp tiêu diệt.

– Phong trào thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.

– Do So sánh lực lượng chênh lệch, Pháp có ưu thế về kinh tế, nhất là về | quân sự, có kinh nghiệm trong việc đàn áp, chia rẽ phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

Phần II. Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918-Chương I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX-Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Đánh giá bài viết