Nguồn website giaibai5s.com

  1. TRUNG QUỐC BỊ CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC CHIA XẺ Câu hỏi: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?

– Trả lời câu hỏi Bước vào thời cận đại, các nước tư bản, trước hết là Anh, bắt đầu nhòm ngó Trung Quốc vì :

+ Trung Quốc là một nước lớn, một thị trường đông dân. + Trung Quốc rất giàu có về tài nguyên, khoáng sản. + Trung Quốc có nền văn hóa rực rỡ.

+ Chế độ phong kiến Trung Quốc đang ở trong thời kì khủng hoảng, mục nát. Câu hỏi: Sự kiện nào mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc?

Trả lời câu hỏi Trong những năm 1840 -1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Câu hỏi: Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc ” diễn ra như thế nào?

Trả lời câu hỏi + Sau khi thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, các nước đế quốc Âu, Mỹ và Nhật Bản tranh nhau xâu xé Trung Quốc.

+ Sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) với sự thất bại của nhà Mãn Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc:

– Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông. – Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử. – Pháp thôn tính vùng Vân Nam.

– Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc. Câu hỏi: Hình 42, SGK trang 59 – Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc – phản ảnh điều gì?

Trả lời câu hỏi . + Đất nước Trung Quốc rộng lớn, giàu tài nguyên và đông dân đã trở thành “cái bánh ngọt” mà tất cả các nước đế quốc đều thèm muốn.

Tuy nhiên, do đất nước Trung Quốc quá rộng lớn nên một nước đế quốc không thể nào nuốt trôi được, vì thế các nước đế quốc phải chia nhau xâu xé.

+ Sự phân chia lãnh thổ được thể hiện rất rõ trong bức tranh, cái | bánh ngọt mang tên “China” được chia thành nhiều miếng. Hình ảnh sau vị nguyên thủ quốc gia ngồi xung quanh cái bàn với sáu chiếc đĩa nhọn hoắt trong tay. Kể từ trái sang phải là Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ và Thủ tướng Anh đương thời. II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC

CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX Câu hỏi: Lập bảng niên biểu các phong trào đấu tranh của nhân |

dân Trung Quốc từ năm 1840 đến năm 1911.

Thời gian

Phong trào | Mục | Địa | Lãnh | Kết đấu tranh | đích | điểm | tụ 1 quả

1840-1842 1851-1864

1898

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 1911

Trả lời câu hỏi

Địa

Mục đích |

Lãnh tų

Kết quả

điểm

Chống thực / Quảng dân Anh Tây

Thời | Phong trào gian

đấu tranh

Kháng chiến 1840 –

chống Anh 1842

xâm lược

Phong trào 1851 – nông dân 1864 Thái Bình

Thiên Quốc

Lâm Tắc. Từ (phong kiến)

Thất bại

Chống các đế quốc | Miền xâu xé Nam Trung Quốc

Hồng Tú Toàn (nông | Thất bại dân)

1898

Cải cách Duy | Cải cách tân

chính trị

Cả

Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (Nho sĩ)

Thất bại

nước

Cuối thế kỉ XIX . đầu thế kỉ XX

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn

Chống đế quốc, phong kiến

Bắc Kinh

Phong trào của nông dân

Thất bại

Thành lập Nhà nước cộng hòa

1911

Cách mạng Tân Hợi | Chống |Cả (khởi nghĩa ở phong kiến | nước Vũ Xương)

Tôn Trung Sơn (tư sản)

Trung

Hoa dân quốc

III. CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911) Câu hỏi: Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội ra đời trong hoàn

cảnh nào?

.

| Trả lời câu hỏi + Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống đế quốc của nhân dân Trung Quốc diễn ra bền bỉ, liên tục.

+ Giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng nắm lấy vai trò lãnh đạo cách mạng. Trí thức tư sản và . | tiểu tư sản cách mạng tỏ ra tích cực trong việc xây dựng phong trào. .

+ Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn. Tháng 8-1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội. Câu hỏi: Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng Minh hội .: dựa trên học thuyết nào?

. Trả lời câu hỏi | Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng Minh hội dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc. Câu hỏi: Giới thiệu bài nét về Tôn Trung Sơn.

Trả lời câu hỏi Tôn Trung Sơn sinh ra trong một gia đình nông dân ở tỉnh Quảng Đông. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Hô-nô-lu-lu (Ha-oai) vì có người anh buôn bán ở đó. Sau đó, ông tiếp tục học ở Hồng Kông, rồi học y khoa ở Quảng Châu. Ông đã đi nhiều nước trên thế giới, có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu – Mĩ một cách có hệ thống. Đứng trước nguy cơ của dân tộc ngày càng trầm trọng, ông nhìn thấy rõ sự thối nát của chính quyền Mãn Thanh, sớm nảy nở tư tưởng lật đổ triều Thanh, xây dựng một xã hội mới. Ông đã trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

Câu hỏi: Mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là gì?

Trả lời câu hỏi Mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là “đánh đỗ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”. Câu hỏi: Tóm tắt diễn biến chính của cuộc Cách mạng Tân Hợi | (1911).

Trả lời câu hỏi – Ngày 10-10-1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

– Ngày 29-12-1911, chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.

– Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm tổng thống (2-1912). Cách mạng coi như chấm dứt. Câu hỏi: Nêu kết quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời câu hỏi Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc và thiết lập một nhà nước cộng hoà – Trung Hoa Dân quốc.

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi.

| Trả lời câu hỏi | Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn:

+ Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế

đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. | + Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ , nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào

giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Phần I. Lịch sử thế giới-Lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)-Chương III. Châu Á thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX-Bài 10. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Đánh giá bài viết