Nguồn website giaibai5s.com

  1. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ
  2. Anh Câu hỏi: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX như thế nào?

Trả lời câu hỏi Từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, cuối thế kỉ XIX. công nghiệp Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức. Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hàng thứ ba thế giới. . Câu hỏi: Vì sao từ thập niên 70 của thế kỷ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp Anh chậm lại, bị Mĩ rồi Đức vượt qua

Trả lời câu hỏi Từ thập niên 70 của thế kỷ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp Anh chậm lại, bị Mĩ rồi Đức vượt qua vì:

+ Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần trở nên lạc hậu.

+ Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước. Câu hỏi: Tình hình kinh tế nói chung ở nước Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX như thế nào?

– Trả lời câu hỏi, .. + Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là

nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra | đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước. Có thế lực • nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh. . Câu hỏi: Tình hình chính trị của nước Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX như thế nào?

Trả lời câu hỏi + Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến.

+ Hai đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền, bảo .. vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. . Câu hỏi: Vì sao hai đảng thay nhau cầm quyền qua bầu cử là

| một thủ đoạn của giai cấp tư sản nhằm lừa gạt và xoa dịu nhân dân?

Trả lời câu hỏi Tuy có hai đảng khác nhau, thậm chí có chính sách mâu thuẫn nhau, song đều là các đảng phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản, chống lại nhân dân. Câu hỏi: Kết quả của chính sách xâm lược thuộc địa của Anh như thế nào?

Trả lời câu hỏi + Đến năm 1914, khi thế giới đã bị các nước đế quốc chia xong, Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

+ Thuộc địa Anh rộng tới 33 triệu km? Với 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp. Câu hỏi: Vì sao chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

Trả lời câu hỏi + Trước hết đối với đế quốc Anh, để bù đắp sự thua thiệt do mất vị trí “công xưởng của thế giới”, giai cấp thống trị Anh đã đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng hệ thống thuộc địa ở châu Á và châu Phi.

+ Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, trải dài từ Niu Di-lân, -xtrây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu-đăng, Nam Phi, Ca-na-đa cùng nhiều – vùng đất khác ở châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương.

+ Đế quốc Anh tồn tại và phát triển được là dựa trên sự xâm chiếm, khai thác, bóc lột từ các nước thuộc địa. Do đó, đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

  1. Pháp

Câu hỏi: Em hãy cho biết tình hình nước Pháp sau năm 18712

WWW

.

Trả lời câu hỏi Sau năm 1871, Pháp là nước thua trận, phải bồi thường chiến tranh và diễn ra cách mạng vô sản. Câu hỏi: Tình hình sản xuất công nghiệp ở nước Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX như thế nào?

| Trả lời câu hỏi Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ hai thế giới (sau Anh), đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống hàng thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh). Câu hỏi: Vì sao tốc độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại uà bị tụt xuống hàng thứ tư sau Mĩ, Đức, Anh?

| . Trả lời câu hỏi Tốc độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại và bị tụt xuống hàng thứ tư sau Mĩ, Đức, Anh vì:

+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 -1871) nên phải bồi thường chiến phí rất lớn.

+ Nguồn tài nguyên của Pháp nghèo hơn các nước tư bản khác.

+ Pháp chú ý nhiều đến xuất cảng tư bản hơn là xây dựng, phát triển công nghiệp trong nước. Câu hỏi: Các tổ chức độc quyền ở Pháp ra đời trong điều kiện

như thế nào?

Trả lời câu hỏi Các công ti độc quyền ở Pháp ra đời trong hoàn cảnh:

+ Một số ngành kinh tế được phát triển như đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại.

+ Một số ngành công nghiệp mới ra đời và tăng trưởng rất nhanh như điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô.. .

+ Nông nghiệp vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, gặp khó khăn trong việc sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

Câu hỏi: Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế | quốc cho vay lãi”?

Trả lời câu hỏi Tuy công nghiệp của Pháp phát triển chậm, song mức độ tập trung tư bản trong ngành ngân hàng ở Pháp đạt đến mức cao. Pháp là nước đứng thứ hai thế giới (sau Anh) về xuất khẩu tư bản. Phần lớn tư bản được đem cho các nước chậm tiến vay lấy lãi. Do đó, đế quốc Pháp được gọi là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”. .. Câu hỏi: Trình bày chính sách đối ngoại của Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

– Trả lời câu hỏi + Pháp tăng cường xâm chiếm thuộc địa ở châu Á và châu Phi. + Pháp cũng có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới, bằng 1/3

n tích thuộc địa của Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi (An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-đa-ga-xca…), ở châu Á (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) và một số đảo trên Thái Bình Dương. . .

  1. Đức Câu hỏi: Tình hình kinh tế công nghiệp ở Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như thế nào?

Trả lời câu hỏi Vài thập niên sau khi đất nước được thống nhất, công nghiệp Đức vượt Pháp, đuổi kịp rồi vượt Anh, trở thành nước đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới (sau Mĩ) về sản xuất công nghiệp. Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh. Câu hỏi: Vì sao sản xuất công nghiệp của Đức phát triển nhanh

chóng vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

Trả lời câu hỏi Vào cuối thế kỉ XIX, kinh tế Đức đã có bước phát triển nhanh chóng, vượt cả Anh, Pháp. Nguyên nhân là do Đức đã thống nhất được thị trường dân tộc, nhận tiền bồi thường chiến tranh của Pháp, giàu than đá và ứng dụng được thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. Câu hỏi: Tình hình chính trị của Đức như thế nào?

| Trả lời câu hỏi Về chính trị, Đức theo thể chế liên bang. Mặc dù có Hiến pháp, có | Quốc hội, Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

Câu hỏi: Nhà nước chuyên chế Đức thực hiện chính sách cai trị như thế nào?

| Trả lời câu hỏi | Nhà nước Đức thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang, công khai đòi chia lại thị trường thế giới. Câu hỏi: Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Đức là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”?

Trả lời câu hỏi + Trong đời sống chính trị, bọn quân phiệt nắm giữ những chức vụ chủ chốt, thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động.

+ Mặt khác, nước Đức tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp. Như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.

Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

  1. Ms Câu hỏi: Tình hình kinh tế công nghiệp Mi trong 30 năm cuối thế

. kỉ XIX như thế nào?

.

| Trả lời câu hỏi + Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức) nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản công nghiệp.

+ Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mĩ đã gấp đôi Anh và bằng 1/2 các nước Tây Âu gộp lại. Câu hỏi: Sức mạnh kinh tế của các công ti độc quyền ở Mĩ như thế nào?

. Trả lời câu hỏi + Công ti thép của Moóc-gan thành lập năm 1903, kiểm soát 60% sản lượng thép. Công ti còn có 5000 ha mỏ than, 1600 km đường sắt, 100 tàu thủy.

+ Công tí dầu mỏ của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu mỏ với 70000 km đường ống dẫn đầu, hàng trăm tàu biển và kho tàng ở .. | trong và ngoài nước, đồng thời có tài sản lớn trong các ngành hơi đốt, điện khí, luyện kim… .

+ Hai tập đoàn trên lũng đoạn ngành ngân hàng, nắm trong tay 1/3 Số vốn ngân hàng toàn nước Mĩ.

Câu hỏi: Vì sao nền kinh tế nông nghiệp của Mĩ phát triển nhanh

và trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho |, châu Âu

Trả lời câu hỏi Kinh tế nông nghiệp của Mĩ cũng đạt được những thành tựu lớn là do: + Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai bao la và màu mỡ

+ Có phương thức canh tác hiện đại (trang trại, chuyên canh, cơ giới hóa). Câu hỏi: Chính sách đối ngoại của Mĩ như thế nào?

Trả lời câu hỏi + Vào những thập niên cuối thế kỉ XIX, khi các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm thuộc địa thì Mĩ mải miết khai thác những vùn đất rộng lớn ở miền Trung và miền Tây, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.

+ Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ bằng sức mạnh của vũ lực và đồng đô la Mỹ.

+ Giới cầm quyền Mĩ cũng thể hiện tính chất thực dân, tham lam thuộc địa như các đế quốc Tây Âu. Câu hỏi: Lập bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức,

Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870, 1913. Hãy điền vào ô trống tên các nước như nội dung đã học trong mẫu dưới đây: X Vị trí

trí Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Năm 1870 1913

Trả lời câu hỏi – Vị trí Thứ nhất

Thứ ba • Thứ tư Năm 1870 | Anh | Pháp

Đúc

Mĩ 1913

Mi. Đức Anh

Pháp Câu hỏi: Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, | Pháp) với các nước đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ).

Trả lời câu hỏi Mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các nước đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) là sự phát triển không đồng đều về kinh tế và sự phân chia thuộc địa không đều.

+ Các nước Anh, Pháp có nền kinh tế phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, thứ tư nhưng ngược lại có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất, nhì trên thế giới. . + Các nước Mĩ, Đức có nền kinh tế phát triển rất nhanh, vươn lên đứng nhất, nhì trên thế giới, nhưng ngược lại có hệ thống thuộc địa nhỏ bé, rất ít. .

Phần I. Lịch sử thế giới-Lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)-Chương II. Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX-Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX
Đánh giá bài viết