I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Hiểu được cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của một lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên. .

– Hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thực vật,…).

– Hiểu được sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên (đồi núi, cao nguyên, đồng bằng) theo một tuyến cắt cụ thể dọc Hoàng Liên Sơn, từ Lào Cai đến Thanh Hoá.

– Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp.

II. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ 

– Hướng của tuyến cắt A – B: tây bắc – đông nam. Lát cắt đi qua ba . . khu vực địa hình: khu núi cao Hoàng Liên Sơn, khu cao nguyên Mộc Châu, khu đồng bằng Thanh Hoá. 

– Độ dài tuyến cắt A – B trên thực địa: 18 cm x 20 km = 360 km.

2. Xác định trên lát cắt các loại đất, đá, các kiểu rừng

3. Sự khác biệt khí hậu của ba khu vực

4. Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực

a) Khu Hoàng Liên Sơn

– Đá mác ma xâm nhập và phun trào.

– Địa hình núi trung bình và núi cao trên 2.000 – 3.000m.

– Khí hậu lạnh quanh năm, mưa nhiều.

– Đất mùn núi cao. 

– Rừng ôn đới trên núi.

b) Khu cao nguyên Mộc Châu

– Địa hình núi thấp (dưới 1.000m), đá vôi là chủ yếu.

– Khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.

– Đất feralit nâu đỏ trên đá vôi.

– Rừng và đồng có nhiệt đới (vùng chăn nuôi bò sữa).

c) Khu đồng bằng Thanh Hoá

– Địa hình bồi tụ phù sa thấp và bằng phẳng.

– Khí hậu nhiệt đới.

– Đất phù sa.

– Rừng nhiệt đới (thay bằng hệ sinh thái nông nghiệp).

Nguồn website giaibai5s.com

Phần hai. Địa lí Việt Nam-Bài 40. Thực hành – Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
Đánh giá bài viết