I. TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Tìm hiểu các đoạn trích.

1. Đoạn 1:

Đây là suy nghĩ nội tâm của ông giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.

a) Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.

b) Phát triển vấn đề: “Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ”. Vì sao vậy?

– “Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau” (từ một quy luật tự nhiên). .

– “Khi người ta khổ quá thì người không còn nghĩ đến ai được nữa” (như quy luật tự nhiên trên mà thôi).

– Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

c) Kết thúc vấn đề: “Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không giận.” . Về hình thức, đoạn văn trên chứa rất nhiều từ, câu mang tính chất lập luận. Đó là các câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng nếu… thì; vì thế cho nên, sở dĩ… là gì; khi A… thì B… Các câu văn trong đoạn trích đều là những câu khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt những chân lí. .

Tất cả các đặc điểm nội dung, hình thức và cách lập luận vừa nêu trên đều rất phù hợp với tính cách của nhân vật ông giáo – một người có học trong truyện Lão Hạc.

2. Đoạn 2: Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, có thể thấy cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức lập luận. Hình thức này rất phù hợp với một phiên tòa. Trước tòa án, điều quan trọng nhất là người ta phải trình bày lí lẽ, chứng lí, nhân chứng, vật chứng… sao cho có sức thuyết phục. Trong phiên toà này, Kiều là luật sư buộc tội, còn Hoạn Thư là bị cáo. Mỗi bên đều có lập luận của mình.

II. LUYỆN TẬP

1. Trong đoạn trích Lão Hạc nêu trên, đó là lời của ông giáo, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”.

2. Lập luận của Kiều thể hiện ở mấy câu đầu. Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến: Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ – và xưa nay càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái. Hoạn Thư trong cơn “hồn lạc phách xiêu” ấy vẫn biện minh cho mình bằng một đoạn lập luận thật xuất sắc. Trong 8 dòng thơ, Hoạn Thư nêu lên bốn “luận điểm”:

– Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nếu một lẽ thường).

– Thứ hai: Ngoài ra, tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công).

– Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung – chắc gì ai nhường cho ai.

– Thứ tư: Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều).

Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”. Và cũng chính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào một tình thế rất khó “xử”:

Thua ra thì cũng may đời,

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI SAU

KHÓC

Ai cũng phải khóc, lần đầu tiên khóc là khi cất tiếng chào đời.

Cô giáo khóc khi thấy học trò mình không cố gắng. Rồi lại khóc khi thấy học trò mình thành danh.

Người học trò khóc khi chập chững vào lớp một. Lại khóc khi tạm biệt cô, thầy, bạn và mái trường để bước vào đời.

Có những ông bố, bà mẹ khóc vì đứa con hỗn xược. Rồi lại rơi nước mắt khi thấy con mình bấy lâu nay ham chơi, nay đã biết suy nghĩ nhiều về việc mình cần làm.

Chị công nhân khóc khi bị trách mắng. Rồi lại chảy nước mắt khi thấy sản phẩm của mình đang được tung ra trên thị trường.

Bác nông dân khóc khi thấy lúa của mình bị sâu bệnh, mất mùa, đàn con nheo nhóc. Rồi lại khóc khi một đứa con rời xóm nghèo lên thành phố vào đại học.

Những em bé mồ côi khóc vì chưa một lần biết mặt bố mẹ. Rồi em lại khóc khi có gia đình nào đó dang tay đón em rời mái ấm tình thương.

Suốt dọc cuộc đời biết bao giọt nước mắt đã rơi, có những giọt nước mắt buồn, có những giọt nước mắt vui. Nhưng dù thế nào cũng phải vượt qua để đích đến cuối cùng là một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc.

Huỳnh Thị Tài 

BÀI HỌC CẤT RỚ

Tôi sinh ra ở vùng sông nước, nên từ nhỏ đã quen với việc chài lưới. Từ lúc lên 6, tôi đã theo cha câu tôm ở sông cái, có bận xa nhà gần cả tháng mới về. Lớn lên một chút, vì phải ở nhà để đi học nên tôi không theo cha đi câu nữa. Nhà tôi nằm quay mặt ra sông lớn, ông nội tôi làm một chiếc rỡ dưới bến sông để cất cá. Ở quê tôi ngày xưa, cứ cách vài nhà là có một chiếc rớ. Rớ là một loại lưới để bắt cá to và nặng nên thường đặt cố định ở bờ sông và phải người lớn mới kéo nổi rớ lên.

Người thường cất rỡ cùng tôi là ông nội. Hai ông cháu dựng căn lều nhỏ ngủ dưới rớ vì ông phải thức canh con nước để đặt rở. Những đêm trăng gió mát lồng lộng, ông ngồi vừa vấn thuốc rê vừa ca mấy câu xàng xê để canh rớ. Tôi thường thức canh rớ lúc đấu hôm cùng ông, nhưng chỉ được một chút là lăn ra ngủ. Những lúc đó, ông nội lại đặt một tảng đá ở đuôi rớ để kéo rơ lên khi không có người phụ.

Ông thường dạy tôi cách đón con nước để xuống rớ, rồi lúc nào – thuận tiện để cất rớ lên, không đặt rớ khi có nước chảy mạnh. Khi có tiếng tàu lớn từ xa phải kéo rơ lên nếu không cá sẽ nhảy khỏi lưới vì nghe tiếng động, hoặc đuôi tàu sẽ làm rách lưới. Khi có nhiều rớ cùng cất, phải chờ rỡ người khác kéo lên thì mình mới được cất rớ. Cất ré lên cũng phải thật nhẹ nhàng và nhanh nhẹn, không làm cá giật mình nhảy khỏi lưới.

Cứ thế, từ một thằng bé con không kéo nổi sợi dây dụi, mỗi lần leo lên đuôi rớ cùng ông là lại run vì sợ té, tôi dần dần đã cất rớ thành thạo. Mỗi mùa nước lớn, hai ông cháu lại thay nhau cất rớ. Ban ngày đi học về, tôi cất rớ, ban đêm ông thức một mình canh rớ cho tôi học bài. Vào mùa cá rô, có khi hai ông cháu cất một ngày, một . đêm được hơn hai gia cá, bà nội và cô Út phải luôn tay bận bịu làm mắm cá, cân cá… cứ mỗi cuối tuần, hai ông cháu lại lúi húi tháo lưới lên gỡ rong, giặt lưới, vá lại những chỗ thủng và phơi lưới. Bài học cất rớ mà ông nội dạy tôi luôn khắc ghi trong lòng. Tôi không bao giờ quên được cái cảm giác như treo mình lơ lửng trên không trung khi xuống rớ, vừa lâng lâng vừa thấy mình như đang bay.

Cho đến bây giờ tôi vẫn không sao diễn tả được cái cảm giác vui sướng khi cất rở lên, tay vừa giật dây dụi thì đám cá đã bùng nước . nhảy lên vành lưới, vảy trắng lấp lánh, rồi cái cảm giác từ từ đưa vợt vào lưới xúc từng con cá tươi rồi thả vào lồng. Tôi thường chọn những con cá nhái, cá chạch xỏ dây chì ngang mình đem phơi khô ở đầu rớ. làm khô. Thứ khô một nắng này nướng lên cứ thơm phưng phức…

Rồi tôi lên thành phố học, không còn được cùng ông nội cất rớ nữa. Mỗi khi gửi đồ lên cho tôi, bà nội tôi bao giờ cũng gửi theo những xâu khô cá chạch và hũ mắm linh, những thứ tôi rất thích. Ăn những thứ quà quê đó, tôi lại nhớ da diết những ngày cất rớ ở quê nhà. Ông nội đã mất lâu, chiếc rớ ở quê cũng đã bị tháo dỡ để thông thoáng lòng sông tàu thuyền qua lại. Tôi từng được đi công tác nhiều nơi, nhưng vẫn không thấy ở đâu có hình ảnh chiếc rỡ như ở quê nhà. Bài học cất rớ của ông nội đã dạy tôi rất nhiều trong cách sống, cách đối nhân xử thế sau này: Phải biết chọn con nước để cất những mẻ lưới của cuộc đời và điều quan trọng là đừng bao giờ hạ rớ của mình , xuống khi người khác chưa nhấc rỡ của họ lên.. “

Hoài Thu

MÓN TIỀN ĐẦU ĐỜI

Nhà tôi nghèo, ba lại bị bệnh nặng nên từ nhỏ tôi đã được mẹ mang gửi ở chùa nhờ nuôi. Sống chung với những đứa trẻ cùng hoàn cảnh ở đây, thỉnh thoảng tôi lại bị chúng ăn hiếp, bị đánh đến bầm dập. Có lần lên chùa thăm tôi, thấy vậy, mẹ khóc nhiều lắm.

Biết chuyện, ba bàn với mẹ mang tôi về nhà cho tôi đi học võ để khoẻ mạnh hơn và tự bảo vệ mình. Tôi cũng thích môn võ Karate này nên chuyên tâm tập luyện. Mẹ thương tôi nên chất góp từng đồng để mua từng quả trứng, hộp sữa bồi bổ sức khỏe cho tôi mỗi lần đi tập về . Rồi tôi được chọn vào đội tuyển chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng, nghĩa là tôi sẽ được bồi dưỡng mỗi tháng 120 ngàn đồng. Lúc tôi báo tin cho mẹ, mẹ mừng đến ứa nước mắt. Gặp ai mẹ cũng khoe về tôi – thằng bé mới mười mấy tuổi đầu mà đã biết kiếm tiền đỡ đần cho mẹ – với tất cả sự tự hào. Tôi cảm thấy hạnh phúc thật sự khi mang đến cho mẹ một niềm vui lớn lao đến thế để mẹ tạm quên đi những nỗi cực nhọc hàng ngày… Hôm ấy cả nhà cùng quây quần bên nhau để tận hưởng cảm giác vui vẻ mà lâu lắm rồi mới lại có trong gia đình…

Hồ Đăng Bảo Anh 

(166 Phan Đăng Lưu, TP.Huế)

NGUỒN GỐC MÙI CÀ RI

Một ông lão có thói quen ngủ ngày. Ông có một đứa cháu cực kì ranh mãnh. Một ngày nọ nhân lúc ông đang ngủ say, cậu bé đã lén lấy một chút bột cà ri bôi vào hàng râu mép dài và rất đẹp của ông. Loại bột cà ri này do một người bạn của bố cậu mới mang từ Ấn Độ về. Đối với một số người, cà ri rất thơm, nhưng nhiều người lại thấy nó hội kinh khủng. . Đang ngủ say, đột nhiên ông lão tỉnh giấc vì mùi quá khó chịu. Ông nghĩ: Sao giường mình hôm nay lại hôi thế nhỉ, và đi ra phòng khách cho đỡ khó chịu. Chừng năm phút ông lão nói: “Ôi, phòng khách hôm nay sao hôi thế này, có khách thì biết làm sao?”. Ông vừa đi vào bếp thì thấy nhà bếp cũng hội kinh khủng. Ông đi ra hàng hiên và vẫn thấy cái mùi nồng nồng hăng hăng đó quanh mình. Không thể ở trong một căn nhà mà mọi nơi đều bốc mùi, ông lão quyết định đi xuống phố.

ng lão thong dong và cố hít thật sâu để mong có được một hơi thở trong lành. Nhưng ông đã đi đến một kết luận làm ông đau lòng vô kể: “Trời ơi, sao cả thế giới này lại hôi thế nhỉ?”.

Có bao giờ bạn thấy xung quanh mình đều là những điều không

vui, là những bất hạnh, dối trá, khó khăn, không có một chút hi vọng – nào cả? Hay đơn giản hơn, bạn thấy ai ai xung quanh bạn cũng xấu, cũng sai phạm, cũng cần phải sửa cái này cái kia, ai cũng cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa. Hãy nhớ đến câu chuyện này và hãy nhìn lại mình trước tiên, bạn nhé!

Một Nụ Cười (Internet)

“THƯA BÀ, BÀ CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI GIÀU KHÔNG?”

Một ngày mùa đông, khi tôi đang tính toán chi tiêu của gia đình thì bỗng có tiếng gõ cửa. Hai đứa trẻ rách tả tơi đang đứng co ro trước cửa. “Thưa bà, bà có giấy cũ không ạ?”.

Tôi đang bận. Tôi muốn nói không, nhưng rồi tôi nhìn xuống chân của chúng. Một đôi xăng-đan nhỏ xíu, lép kẹp và ướt sũng vì mưa tuyết.

– Vào đi, cô sẽ pha cho các cháu một tách ca-cao. :

Chúng tôi chẳng nói với nhau thêm điều gì cả. Đôi xăng-đan cũng . nước của chúng để lại một vết bùn trên miếng đá lát lò sưởi. Tôi pha cho chúng ca-cao và bánh mì nướng để chống lại cái lạnh khủng khiếp bên ngoài. Sau đó, tôi trở vào bếp và tiếp tục tính toán ngân sách gia đình.

Sự im lạnh ở phòng khách làm tôi chú ý, tôi nhìn ra. Cô bé cầm cái chén nhỏ trên tay và nhìn chăm chú. Cậu bé thì hỏi tôi với giọng thì thào:

– Thưa bà, bà có giàu không?

– Tôi có giàu không ấy à? Không đâu cháu ạ!

Tôi nhìn tấm vải phủ đã sờn rách của mình. Cô bé đặt cái chén lại trên chiếc bàn ăn cũ kĩ một cách cẩn thận, “Chiếc chén của bà rất hợp với nước sốt đấy”. Cô nói nhỏ với tôi, mắt vẫn không rời cái chén.

Ít phút sau, chúng đi, cầm theo một bọc giấy to. Chúng không cảm ơn và cũng không cần cảm ơn. Chúng đã làm nhiều hơn thế. Một cái chén bằng gốm xanh mộc mạc và nước sốt. Nhưng chúng hợp nhau. Khoai tây và nước sốt thịt, mái nhà trên đầu tôi, chồng tôi với công việc ổn định… tất cả chúng tôi đều rất phù hợp với nhau…

Tôi đặt chiếc ghế gần lò sưởi và dọn dẹp phòng khách. Vết bùn của đội xăng-đan vẫn còn ướt trên miếng đá lát. Tôi vẫn để đó. Tôi không muốn lau chúng đi vì chúng sẽ nhắc nhở tôi rằng: Tôi giàu có như thế nào.

Các bạn ạ! Một lúc nào đó chúng ta quá bận rộn với cuộc sống ồn ào ngoài kia mà quên đi những gì mình đang có. Một lần nào đó, bạn. hãy tạm quên nó đi, và nhìn xung quanh mình, bạn sẽ biết mình giàu có như thế nào. Cuộc sống của bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu bạn biết quý những gì mình đang có!

Marion Doolan

Hồng Diễm dịch

CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA NGƯỜI NHẬT 

Người Nhật rất thích ăn cá tươi nhưng biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để đáp ứng nhu cầu, người Nhật đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Càng xa bờ, càng tốn nhiều thời gian hơn để mang cá về. Nếu chuyến đi mất vài ngày, cá không còn tươi nữa.

Người Nhật không thích cá ươn. Các công ty đánh bắt bèn lắp đặt tủ đông lạnh trên tàu đánh cá, cá được làm động ngay tại chỗ. Tủ đông giúp tàu đi xa hơn và đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vì thịt cá. đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh bị sụt giá. Các công ty liền đưa các bể nuôi lên tàu. Họ bắt cá và nhốt vào bể. Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá mệt lừ nhưng vẫn còn , sống. Người tiêu dùng Nhật phát hiện sự khác biệt: Cá bị nhốt trong nhiều ngày thịt của chúng mất đi vị tươi ngon.

Các công ty Nhật đã làm như thế nào để giải quyết chuyện này?

Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó. Số cá còn lại vẫn sống khỏe mạnh và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ.

Thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới. Thay vì tránh né chúng, hãy nhảy ngay vào cuộc và đối mặt với thách thức. Nếu thử thách quá nhiều hoặc quá lớn, hãy sắp xếp lại, kết lại thành một khối, huy động tối đa các nguồn lực mà không chịu đầu hàng.

Nếu bạn đã đạt được mục tiêu, hãy đặt ra mục tiêu lớn hơn. Nếu bạn đã đáp ứng được nhu cầu của bản thân, của gia đình mình, hãy chuyển hướng sang nhóm của bạn, cho xã hội và cho loài người. Đừng tạo thành công rồi dừng lại và ru mình trong đó. Bạn có nội lực, kĩ năng và hoàn toàn có khả năng để tạo nên điều khác biệt.

Hãy thả cá mập vào bể nước của bạn và xem bạn thật sự có thể bơi xa đến đâu!.

Phạm Thu Giang (từ internet)

SỢI DÂY XÍCH

Có lẽ bạn đã nhìn thấy một con voi thật to lớn trong rạp bạt bị xích vào chiếc cọc gỗ nhỏ xíu. Sinh vật to lớn ấy có thể nâng hàng trăm cân chỉ bằng chiếc vòi của mình, nhưng tại sao nó lại cam chịu bị xích như thế?

Khi con voi đó còn nhỏ chưa có đủ sức mạnh, nó đã bị trói vào chiếc cọc thép bằng một sợi dây xích thật to. Vì thế dù có ra sức cỡ nào nó cũng không thể phá đứt dây xích mà thoái đi. Sau một thời gian nó chấp nhận bỏ cuộc. Và sau này, dù đã lớn mạnh nó cũng không bao giờ nghĩ đến việc phá xích thoát đi. Câu nói “Mình không thể! Mình không thể làm được.” đã hằn sâu vào tâm trí nó mãi mãi.

Hàng triệu người trong chúng ta cũng có hành vi như chú voi kia trong rạp xiếc. Họ đã bị hạn chế, bị ràng buộc và cứ tự nhủ rằng “Mình chẳng bao giờ làm được đâu”. Rất nhiều lần họ bỏ cuộc vì câu nói ấy.. Có thể họ cũng có ước mơ nhưng chính “vết hằn” kia đã níu kéo họ lại.

Neil Eskelin 

Mao Trí Hùng dịch

BÀI HỌC CỦA MẸ

Albert Einstein từng nói: “Một cuộc sống vì một cuộc sống khác mới là cuộc sống xứng đáng”. Câu nói này hoàn toàn phù hợp để nói về mẹ tôi. Bà thương yêu và luôn giúp đỡ người khác vô điều kiện. Cố gắng duy trì cuộc hôn nhân không hạnh phúc với một người đàn ông nghiện rượu và nuôi nấng bốn đứa con gái, bà vẫn còn thời gian để dành cho người khác. Cuộc sống không bao giờ dễ dàng, nhưng ngôi nhà của chúng tôi luôn tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Bà đã mang đến tình yêu cuộc sống và lòng thương người cho các con, các cháu của bà.

Tôi vẫn nhớ hồi học cấp I, mẹ biết trong lớp tôi vào mùa đông có một bạn và anh chị em của bạn ấy không có bao tay, nón và khăn choàng cổ. Và ngày hôm sau, trên bàn của mỗi bạn ấy có một cái hộp đựng hai cái nón, hai đội bao tay và hai khăn choàng cổ. Tôi không bao giờ có thể quên niềm vui của các bạn tôi khi nhận được những món quà đó. Đó chỉ là những món quà thật đơn giản, nhưng với những người bạn nghèo của tôi khi đó thì những món quà của mẹ tôi là cả một điều kì diệu to lớn.

Mẹ tặng những món quà đó không một chút suy nghĩ. Mẹ nói với tôi rằng khi bà còn là một đứa trẻ, bà và các anh chị em luôn phải mặc những chiếc áo choàng cũ trong mùa đông lạnh giá và tay thì luôn bị nứt nẻ vì không có bao tay. Và bà không thể chịu được khi thấy có những đứa trẻ khác phải chịu cảnh đó.

Khi tôi thấy một đứa trẻ không có áo khoác và bao tay, tôi không coi đó là một người lạ mà dường như thấy đó chính là mẹ tôi, các cô, các chú, các bác của tôi. Đó chính là điều mà mẹ tôi đã dạy: Những người nghèo khổ khó khăn mà bạn đang thấy trên đường mỗi ngày có thể không phải là người mà bạn yêu quý ngay lúc đó nhưng có thể là bạn vào ngày mai, hay có thể là những người thân của bạn ngày hôm qua.

Hãy biết yêu và giúp đỡ mọi người như đang giúp đỡ, đang yêu những người thân của mình

Bích Phượng (từ internet)

ĐỐI THỦ ĐÁNG SỢ NHẤT

Khi Abraham Lincoln ra tranh cử tổng thống, một người bạn đã hỏi ông:

– Anh thấy mình có hi vọng gì không? Ai là đối thủ đáng sợ nhất của anh?

Và Abraham Lincoln đã đưa ra một câu trả lời tuy hài hước nhưng rất thật:

– Tôi không ngại Breckingridge vì ông ta là người miền Nam nên người dân ở miền Bắc sẽ không ủng hộ ông ta. Tôi cũng không ngại Douglas vì ông ta là người miền Bắc nên người dân ở miền Nam cũng sẽ không nhiệt tình bỏ phiếu cho ông ta. Nhưng có một đối thủ mà . tôi rất sợ, ông ta là người duy nhất có thể khiến tôi thất cử….

Người bạn vội ngắt lời:

– Ai vậy? Nhìn thẳng vào mắt bạn mình, Abraham Lincoln nói:

– Nếu lần này tôi không được bầu làm tổng thống thì anh hãy biết rằng đó chính là lỗi của ông ta. Ông ta chính là Abraham Lincoln

Vâng, đối thủ đáng sợ nhất của mỗi một chúng ta chính là bản thân chúng ta. Đó là nguyên nhân mấu chốt của tất cả những thành công cũng như thất bại của chúng ta. Khi chúng ta quyết định thực hiện một điều gì, cho dù tất cả những người xung quanh đều cho rằng chúng ta có thể làm được điều đó nhưng bản thân chúng ta lại nghĩ rằng mình không thể nào làm được thì coi như chín mươi phần trăm là chúng ta sẽ thất bại.. Còn ngược lại, ngay cả khi những hoàn cảnh xung quanh rất nghiệt ngã, khi đại đa số mọi người đều cho rằng chúng ta sẽ không vượt qua được nhưng nếu trong lòng chúng ta vẫn vang lên một câu nói: “Mình sẽ làm được!” thì sớm muộn gì, chúng ta sẽ vươn tới điều mà mình mong ước.

Hãy hỏi tất cả những người đã thành công – và cả những người đã thất bại – họ sẽ thừa nhận rằng: “Đối thủ đáng sợ nhất của mỗi chúng ta chính là bản thân chúng ta!”.

CÂU CHUYỆN VỀ CÂY BÚT CHÌ

Một người thợ làm bút chì trước khi đặt nó vào hộp để đưa ra cho mọi người sử dụng, đã dặn dò:

“Có năm thứ mà người cần biết trước khi ta gửi người ra với thế giới. Luôn luôn nhớ năm điều này và không bao giờ được quên, và như thế ngươi có thể trở thành cây bút chì tốt nhất thế giới theo đúng khả năng của ngươi”.

“Thứ nhất: Ngươi có thể làm được nhiều thứ vĩ đại, nhưng chỉ khi ngươi nằm trong tay một người nào đó”.

“Thứ hai: Thỉnh thoảng người phải bị cắt gọt một cách hết sức đau đớn, nhưng người cần điều này vì nó làm cho ngươi trở thành cây bút chì ngày càng hữu dụng hơn”. . Thứ ba: Ngươi có thể sửa chữa bất cứ lỗi lầm nào mà người đã gây ra”.

“Thứ tư: Bộ phận quan trọng nhất sẽ luôn luôn nằm bên trong ngươi”.

“Thứ năm: Trên mỗi mặt phẳng mà người được sử dụng lên, ngươi sẽ để lại dấu vết. Bất kể điều kiện ra sao người vẫn phải tiếp tục công việc của mình”.

Cây bút chì hiểu những điều đó và hứa sẽ thực hiện đúng như vậy và được bỏ cẩn thận vào hộp với mục đích rõ ràng.

Bây giờ chúng ta hãy đổi vị trí với cây bút chì. Hãy luôn luôn nhớ năm điều và chúng ta sẽ trở thành những con người tốt đẹp.

Thứ nhất: Chúng ta có thể thực hiện được nhiều thứ to tát, nhưng chỉ khi nào chúng ta để cho người khác tiếp cận với những tài năng mà chúng ta có.

Thứ hai: Thỉnh thoảng chúng ta sẽ phải trải qua những đau đớn, hay nhiều những vấn đề khác nhau trong cuộc đời, nhưng chúng ta cần phải có những khó khăn này để trở thành những con người mạnh mẽ hơn. –

Thứ ba: Chúng ta có thể khắc phục được những lỗi lầm mà chúng ta đã có lúc gây ra.

Thứ tư: Phần quan trọng nhất của chúng ta sẽ luôn là cái gì đó nằm bên trong chúng ta.

Thứ năm: Trên mỗi bề mặt mà chúng ta bước qua, chúng ta cũng . để lại những dấu chân. Bất kì hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải tiếp tục thực hiện bổn phận của mình.

Hãy biết rằng chúng ta là những con người đặc biệt và chúng ta phải hoàn thành những mục tiêu mà chúng ta sinh ra để hoàn thành. Không bao giờ để cho chúng ta bị nhụt chí và nghĩ rằng cuộc đời mình là không có ý nghĩa và không thể thay đổi.

SỐNG TRỌN VẸN TỪNG NGÀY

Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Brian Dison – Tổng Giám đốc của Tập đoàn Coca Cola – đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người.

“Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần. Bạn đang tung chúng lên không trung. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy xước, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng, hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự cân bằng trong cuộc sống của bạn”.

Bạn làm thế nào đây?.

Bạn đừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với những người khác. Đó là vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là những cá nhân đặc biệt. Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình.

Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim của bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa.

– Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.

Bạn chớ ngại nhận rằng mình vẫn chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.

Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn học biết cách dũng cảm.

Bạn chớ khóa kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi. Cách nhanh chóng nhất để đánh mất tình yêu là níu giữ thật chặt. Còn phương thế tốt nhất để giữ được tình yêu là bạn hãy chắp cho nó đôi cánh.

Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh đến nỗi không những bạn quên mất nơi mình sống mà còn có khi quên cả bạn định đi về đâu.

Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm . thấy mình được đánh giá đúng. .

Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng. Nó là kho báu mà bạn có thể luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng.

Bạn chớ có phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi sẽ không khi nào bắt lại được. Cuộc đời không phải là một chặng đường chạy mà nó là một lộ trình mà bạn hãy thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.

Quá khứ đã là lịch sử. Tương lai là nhiệm màu. Còn hiện tại là một món quà của cuộc sống, chính vì thế mà chúng ta gọi đó là tặng phẩm.

Đàm Thư

Sưu tầm và biên dịch

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 9 Tập 1 – Bài 10: Tập làm văn: Nghị luận trong văn bản tự sự
5 (100%) 1 vote