Nguồn website giaibai5s.com

ÔN TẬP PHẦN HÌNH HỌC

Bài 1 (tr. 96 SGK)

Giải: 

a) Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc.

b) Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.

c) Hình ảnh thực tế của góc vuông như: góc bàn, góc viên gạch lát nền nhà,…

Hình ảnh thực tế của góc bẹt như: góc tạo thành bởi kim giờ và kim phút lúc 6 giờ, thước đo góc,…

Bài 2 (tr. 96 SGK)

Giải:

a) Góc vuông là góc có số đo bằng 90°

b) Góc nhọn là góc nhỏ hơn góc vuông.

c) Góc tù là góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt.

Bài 3 (tr. 96 SGK)

Giải: 

a) Vẽ góc xOy là góc vuông.

Vẽ tia Om nằm giữa hai tia Ox, Oy. 

Khi đó hai góc xOm và y0m phụ nhau. 

b) Vẽ góc bẹt xOy. 

Vẽ tia Om bất kì không trùng với hai tia Ox, Oy.

Khi đó hai góc xOm và y0m bù nhau.

c) Vẽ tia Ox. Trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng chứa tia Ox vẽ hai tia Oy, Oz. 

Khi đó hai góc xOy và xOz là hai góc kề nhau.

Bài 4 (tr. 96 SGK)

a)

b) 

Bài 5 (tr. 96 SGK)

Giải: 

Tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy Nên xOz + zOy = xOy

Vì vậy chỉ cần đo hai lần sẽ biết được số đo của cả ba góc xOy , yOz, xOz.

Có hai cách làm:

Cách 1: Đo hai góc xOz và yOz. Tổng hai số đo này là số đo của góc xOy.

Cách 2: Đo góc xOy và một trong hai góc xOz, yOz. Tính hiệu hai số đo này được số đo của góc còn lại.

Bài 6 (tr. 96 SGK)

Hướng dẫn:

Vẽ một tia nằm giữa hai cạnh của góc sao cho tia này tạo với một cạnh của góc một góc là 60° : 2 = 30°.

Bài 7 (tr. 96 SGK)

Giải:

Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi A, B, C không thẳng hàng.

Bài 8 (tr. 96 SGK)

Giải: Vẽ đoạn thẳng BC = 3,5cm.

Vẽ cung tròn (B; 3cm) và cung tròn (O; 2,5cm) chúng cắt nhau tại A.

Vẽ đoạn thẳng AB, AC ta được ΔABC.

Đo các góc của tam giác ABC ta được:

 = 77°30′; B = 44°30′; Ĉ = 57°.

Ôn tập phần hình học – Toán 6
5 (100%) 1 vote