I. Mục đích – yêu cầu

– Giúp học sinh ôn tập lại những kiến thức cơ bản về viết tiểu sử tóm tắt để nắm vững hơn cách viết một tiểu sử tóm tắt.

– Vận dụng thực hành viết được những văn bản tiểu sử tóm tắt.

II. Luyện tập

Đề bài: Chi Đoàn anh (chị) sẽ giới thiệu một đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên của tỉnh (thành phố). Anh (chị) hãy viết tiểu sử tóm tắt của đoàn viên đó.

1. Viết tiểu sử tóm tắt

a. Yêu cầu và các bước thực hiện

– Xác định mục đích – yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt này.

– Chọn người sẽ được giới thiệu và thu thập thông tin về cá nhân đó.\

– Xác định các nội dung cần trình bày trong văn bản tiểu sử tóm tắt.

– Lập dàn ý và viết văn bản tiểu sử tóm tắt về người đó.

b. Lập dàn ý: Văn bản tiểu sử tóm tắt gồm các nội dung sau:

– Nhân thân: họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, thành phần gia đình, trình độ học vấn, dân tộc…

– Quá trình học tập, công tác:

• Thành tích học tập trong những năm gần đây.

• Quá trình công tác: chức vụ, làm gì?…

• Quá trình rèn luyện đạo đức, nhân cách.

– Những đóng góp tiêu biểu:

• Đóng góp cho những công tác của Đoàn trường, cho hoạt động của trường, lớp.

• Đóng góp cho hoạt động của địa phương, của tỉnh (thành phố)…

– Thành tích, khen thưởng: nêu rõ cấp nào khen thưởng, về việc gì, thời gian khen thưởng….

2. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt trước lớp

   Sau khi viết hoàn chỉnh văn bản tiểu sử tóm tắt, học sinh cần trình bày trước lớp theo sự hướng dẫn của giáo viên để các bạn trong lớp cũng như giáo viên đóng góp ý kiến nhằm hoàn chỉnh bản tiểu sử tóm tắt.

  1. Tham khảo văn bản tóm tắt tiểu sử của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ trong sách giáo khoa để học tập cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt. Bài tham khảo . NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN

Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987 tại Hà Nội; quê quán thuộc làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Nguyễn Tuân có rất nhiều bút danh như Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuấn Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc.

| Thời trai trẻ, Nguyễn Tuân theo gia đình đi làm ăn ở nhiều tỉnh khác nhau, nhất là ở các tỉnh miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Ông theo học phổ thông tại Nam Định và đã học đến bậc trung học. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khóa, Nguyễn Tuân bị đuổi học; sau đó ông trải qua vài lần ở tù vì tham gia phản đối chế độ thuộc địa. ..

Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo từ những năm 1930. Bài viết của ông chủ yếu được đăng trên các báo và tạp chí như An Nam tạp chí, Đông Tây, Hà Nội tân văn, Trung Bắc tân văn, Tao đàn, Tiểu thuyết thứ bảy, Thanh nghị… Khoảng cuối những năm 1930, Nguyễn Tuân chuyển sang nghề viết văn và bắt đầu nổi tiếng với một số tác phẩm như Một chuyến đi, Vang bóng một thời.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tuân vào công tác tại Khu V (Trung Bộ). Thời gian này Nguyễn Tuân phụ trách một đoàn kịch lưu động. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác.

Nguyễn Tuân từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các tổ chức văn học. Từ năm 1948, ông làm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1958, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam và là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I và II. | Nguyễn Tuân đã để lại nhiều tập truyện có tầm ảnh hưởng rất lớn. Ngoài tuỳ bút, ông còn viết nhiều thể loại khác. Các tác phẩm đã xuất bản của ông như phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939), truyện ngắn Vang bóng một thời (1940), tùy bút Chiếc lư đồng mắt cua (1941), tùy bút Tóc chị Hoài (1943), tùy bút Tùy bút II (1943), truyện ngắn Nguyễn (1945), truyện Chùa Đàn (1946), tuỳ bút Đường vui (1949), bút kí Tình chiến dịch (1950), truyện Thắng càn (1953), truyện thiếu nhi Chú Giao làng Sen (1953), tùy bút Thùy bút kháng chiến (1955), bút kí Đi thăm Trung Hoa (1956), tùy bút Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956), truyện thiếu nhi Truyện một cái thuyền đất (1958), tùy bút Sông Đà (1960), tùy bút Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972), Tuyển tập Nguyễn Tuân (2 tập, 1981, 1982).

Năm 1996, Nguyễn Tuân vinh dự được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học.

3. Tham khảo văn bản tóm tắt tiểu sử của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ trong sách giáo khoa để học tập cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt.

Bài tham khảo            NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN

   Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987 tại Hà Nội; quê quán thuộc làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Nguyễn Tuân có rất nhiều bút danh như Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuấn Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc.

   Thời trai trẻ, Nguyễn Tuân theo gia đình đi làm ăn ở nhiều tỉnh khác nhau, nhất là ở các tỉnh miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Ông theo học phổ thông tại Nam Định và đã học đến bậc trung học. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khóa, Nguyễn Tuân bị đuổi học; sau đó ông trải qua vài lần ở tù vì tham gia phản đối chế độ thuộc địa.

   Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo từ những năm 1930. Bài viết của ông chủ yếu được đăng trên các báo và tạp chí như An Nam tạp chí, Đông Tây, Hà Nội tân văn, Trung Bắc tân văn, Tao đàn, Tiểu thuyết thứ bảy, Thanh nghị… Khoảng cuối những năm 1930, Nguyễn Tuân chuyển sang nghề viết văn và bắt đầu nổi tiếng với một số tác phẩm như Một chuyến đi, Vang bóng một thời.

   Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tuân vào công tác tại Khu V (Trung Bộ). Thời gian này Nguyễn Tuân phụ trách một đoàn kịch lưu động. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác.

   Nguyễn Tuân từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các tổ chức văn học. Từ năm 1948, ông làm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1958, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam và là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I và II. 

   Nguyễn Tuân đã để lại nhiều tập truyện có tầm ảnh hưởng rất lớn. Ngoài tuỳ bút, ông còn viết nhiều thể loại khác. Các tác phẩm đã xuất bản của ông như phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939), truyện ngắn Vang bóng một thời (1940), tùy bút Chiếc lư đồng mắt cua (1941), tùy bút Tóc chị Hoài (1943), tùy bút Tùy bút II (1943), truyện ngắn Nguyễn (1945), truyện Chùa Đàn (1946), tuỳ bút Đường vui (1949), bút kí Tình chiến dịch (1950), truyện Thắng càn (1953), truyện thiếu nhi Chú Giao làng Sen (1953), tùy bút Thùy bút kháng chiến (1955), bút kí Đi thăm Trung Hoa (1956), tùy bút Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956), truyện thiếu nhi Truyện một cái thuyền đất (1958), tùy bút Sông Đà (1960), tùy bút Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972), Tuyển tập Nguyễn Tuân (2 tập, 1981, 1982).

   Năm 1996, Nguyễn Tuân vinh dự được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 26. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
Đánh giá bài viết