I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả: A.P. Sô-khốp (1860 – 1904) là nhà văn kiệt xuất trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch. Ông xuất thân trong một gia đình lao động bình dân ở tỉnh Ta-gan-rốc. Những năm học ở khoa Y, Đại học Tổng hợp Mátxcơ-va (1879 – 1884), A.P. Sô-khốp đã nổi tiếng về truyện ngắn. Năm 1887, ông được nhận Giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Sau năm 1890, sáng tác của A.P. Sô-khốp chuyển qua một giai đoạn mới. Nhà văn cho ra đời nhiều kiệt tác mang tinh thần chống đối quyết liệt chế độ nông nô chuyên chế. Năm 1900, A.P. Sê-khốp được bầu là Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Nhưng hai năm sau, ông đã khước từ danh hiệu này để phản đối chính quyền Nga hoàng không công nhận Gooc-ki được bầu làm Viện sĩ. Do bệnh phổi nặng, năm 1904, A.P. Sô-khốp sang Đức chữa bệnh và qua đời tại đây. Khi gia đình và bạn bè đưa thi hài ông về nước, chính quyền Nga hoàng phải cho cảnh sát canh chừng cẩn mật vì sợ xảy ra biểu tình.

   A.P. Sô-khốp để lại cho đời hơn 500 truyện ngắn. Truyện của ông thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa về xã hội và nhân bản sâu xa. Ông được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.

2. Tác phẩm: Truyện ngắn Người trong bao (1898) được A.P. Sô-khốp viết trong bối cảnh xã hội Nga đang nghẹt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề cuối thế kỉ XIX. Môi trường xã hội ấy đã đẻ ra lắm thứ sản phẩm kì quái. Người trong bao là một phát hiện nghệ thuật của nhà văn. Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, bạc nhược đến nôi sống và chết đều thảm hại. Điều này không chỉ phản ánh thực trạng xã hội mà còn có ý nghĩa khái quát triết lí sâu sắc.

   Đọc truyện ngắn Người trong bao, nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Truyện Bê-li-cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn”.

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp

   Chân dung Bê-li-cốp được nhà văn cụ thể hóa bằng những nét vẽ có phần kì quái và càng lúc càng được tô đậm: cặp kiếng đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn: ăn mặc, phục sức khác người. Tất cả đều để trong bao, mang bao và cho vào bao... từ giày, kính, ô... đến cả ý nghĩ, không bao giờ có ý kiến riêng về bất cứ một vấn đề lớn nào dù lớn, dù nhỏ.

   Từ những nét vẽ đó, nhà văn khái quát khát vọng mãnh liệt, kì dị của Bê-li-cốp: thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài.

   Một đặc tính khác của Bê-li-cốp là nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ. Bê-li-cốp chỉ thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn như một cỗ máy vô hồn. Tính cách kì dị của Bê-li-cốp được tác giả đẩy lên cao hơn nữa với khá nhiều dẫn chứng trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày như nơi ngủ, quan hệ với bạn bè, cả chuyện tình cảm và ý định cưới vợ…

   Bê-li-cốp sống cô độc, luôn lo lắng và sợ hãi tất cả. Câu nói của miệng của Bô-li-cốp là nhỡ lại xảy ra chuyện gì! góp phần khắc họa tính cách 1 nhát đến quái đản của y. Chính kiểu sống, tính cách như thế đã giết chết luôn mối tình đầu muộn mằn của Bê-li-cốp.

   Điều đáng lưu ý là bản thân Bê-li-cốp lại luôn hài lòng, luôn thỏa mãn với lối sống của mình. Y cho rằng sống như y mới là sống, mới là người có trách nhiệm với cuộc sống, mới là viên chức mẫn cán với cấp trên và là công. dân tốt của nhà nước. Bê-li-cốp tự nguyện, tự giác tuân thủ nghiêm túc lối sống trong bao đó của mình, không hề biết mọi người sợ y, ghê tởm y, khinh ghét y như thế nào. Đặc biệt trong tính cách của Bê-li-cốp, cái làm cho y trở nên kì quái nhất, cô độc nhất là ở chỗ y luôn tự tin ở cách sống tốt đẹp của mình. Bê-li-cốp không thể chịu được cách sống của chị em Va-ren-ca, ngạc nhiên vì có người lại có thể vẽ bức tranh châm biếm, chế giêu mối tình của y, y không hiểu tại sao để đáp lại thịnh tình của y, cái anh chàng Kô-va-len cô lại có thể đối xử thô bạo, bất nhã như vậy.

   Quả thật, Bê-li-cốp không hiểu mọi người, không hiểu xã hội, không hiểu cuộc sống. Y cứ nhởn nhơ, tự nhiên đắm chìm trong quá khứ, trong những xác tín cực kì lạc hậu, đen tối như cặp kính luôn gắn trên đôi mắt y.

   Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp thật khác lạ. Đó là kiểu người trong bao, có lối sống trong bao, tính cách trong bao.

2. Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-cốp

   Lối sống và con người Bê-li-cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ, dai dẳng đến lối sống, tinh thần của anh chị em trong trường, nơi y làm việc và cả trong thành phố, nơi y sống. Mọi người ghét, sợ, tránh xa, không muốn dây với y. Có người như Kô-va-len-cô khinh ghét ra mặt, nói thẳng vào mặt Bê-li-cốp, thậm chí to tiếng, gây gổ với y… Nhưng tất cả, xét đến cùng đều không thể thay đổi tính cách, lối sống của Bê-li-cốp mà ngược lại, còn luôn bị tính cách ấy, lối sống ấy làm cho sợ hãi. Lối sống Bê-li-cốp đã đầu độc, ảnh hưởng đến tinh thần mọi người suốt 15 năm trời, cho đến lúc Bê-li-cốp chết đi và người ta đưa ma y nhưng lối sống Bê-li-cốp, tính cách Bê-li-cốp vẫn tiếp tục xuất hiện, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai của họ, không tài nào thoát ra được.

   Tại sao lại có hiện tượng như thế? Bê-li-cốp đâu chỉ đơn thuần là một con người lập dị, kì quái mà đó là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Nó chỉ có thể chấm dứt hoặc thay đổi tận gốc cùng với cả xã hội, với một cuộc cách mạng mà thôi.

3. Thái độ và tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp

   Cú ngã nhào lộn của Bê-li-cốp xuống cầu thang do Kô-va-len-cô xô mạnh là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho hắn (sau đó hắn lên giường nằm và không bao giờ dậy nữa), nhưng nguyên nhân sâu xa chính là do lối sống trong bao của hắn. Kô-va-len-cô cãi nhau và xô xát với hắn cũng chính vì lối sống trong bao của hắn, và Va-ren-ca cười phá lên khi nhìn thấy hắn lăn xuống cầu thang cũng vì lối sống đó: điều này đối với Bê-li-cốp là kinh khủng hơn cả bởi hắn đã biến thành trò cười cho thiên hạ. Và chính tiếng cười đó đã chấm dứt tất cả: chấm dứt chuyện cưới xin, chấm dứt cả cuộc đời Bê-li-cốp.

   Lúc hắn còn sống, tuy mọi người đều sợ, nhưng trong thâm tâm, họ coi thường và xa lánh hắn bởi họ không ưa gì lối sống trong bao của hắn. Cuộc đụng độ giữa Kô-va-len-cô và hắn nói rõ điều đó. Cho nên, khi hắn chết, từ nghĩa địa trở về, lòng chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Điều đó có nghĩa là mọi người đều chán ghét lối sống trong bao, chán ghét những người trong bao như hắn.

4. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

– Chọn ngôi kể: Nhân vật trong truyện đồng thời là nhân vật người kể chuyện (Bu-rơ-kin) ở ngôi thứ nhất (xưng tôi). Tác giả vẫn giữ ngôi thứ ba, kể lại câu chuyện của Bu-rơ-kin. Như vậy vừa đảm bảo được tính khách quan vừa thể hiện được tính chủ quan, tạo cảm giác gần gũi, chân thật của câu chuyện.

– Giọng kể trầm tĩnh, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng bên trong là giọng bức xúc, trăn trở mạnh và sâu..

– Xây dựng nhân vật: Có chân dung kì dị và tính cách kì quái mà vẫn chân thực, không những thế lại có ý nghĩa tiêu biểu qua lời kể, qua chân dung ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động mà khái quát thành tính cách, lối sống.

– Đối lập tương phản giữa các kiểu người, tính cách và lối sống trái ngược: giữa Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca; Bê-li-cốp và các cán bộ, giáo viên trường trung học cùng mọi người trong thành phố.

– Hình ảnh, lời nói vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa biểu trưng.

– Kết thúc: Trực tiếp phát biểu chủ đề bằng một câu cảm “Không thể sống như thế mãi được”.

– Vai trò của chùm ba truyện với sự thống nhất và đa dạng của chủ đề tư tưởng và hình thức nghệ thuật.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 27. Người trong bao
Đánh giá bài viết