Nguồn website giaibai5s.com

  1. TÌM HIỂU BÀI

1 Ở phần Tiểu dẫn, SGK nêu hai điểm:

  1. a) Về nội dung: Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, xã hội, đất nước (thiên về trữ tình, khác với truyện dân gian là những thể loại tự sự). Cần chú

ý: Cái gốc của ca dao hài hước, suy đến cùng, cũng là trữ tình, vì có yêu, ghét,… đến một mức nào đó thì mới bật ra tiếng cười khôi hài và trào phúng trong ca dao.

  1. b) Về nghệ thuật: Là sáng tạo tập thể của nhân dân, ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học viết: ca dao là tiếng nói của cộng đồng, thơ là tiếng nói của cá thể nghệ sĩ. Nghệ thuật ca dao là nghệ thuật truyền thống mang đậm sắc thái dân gian (Nếu các đặc điểm như trong SGK, chú ý hình thức lặp lại trong ca dao)

Ở phần Văn bản, SGK chọn 6 bài: a) Về nội dung: Với nhiều tiếng nói khá tiêu biểu, nhìn chung các bài này đã bao quát được hai nội dung than thân và yêu thương, tình nghĩa.

– Bài 1,2: Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ.

– Bài 3: Duyên kiếp không thành nhưng nghĩa tình vẫn bền vững, sắt son.

– Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn. .

– Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu. | – Bài 6: Nghĩa tình gắn bó thủy chung của vợ chồng. L. b) Về nghệ thuật: Các bài chọn học cũng bao quát được nhiều nét

đặc trưng của nghệ thuật ca dao như thể thơ, hình ảnh so sánh ẩn dụ, | biểu tượng truyền thống, ngôn ngữ, các hình thức lặp lại,… B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI | 1 (Bài 1, 2) Tiếng hát than thân

  1. a) Điểm giống nhau và khác nhau ở hai bài ca dao: . – Giống nhau ở mô thức mở đầu “Thân em như..”.

– Khác nhau ở hình ảnh so sánh ẩn dụ: một bên là tấm lụa đào…, một bên là củ ấu gai…

  1. b) Từ điểm giống nhau và khác nhau đó, ta tìm ra nét chung và sắc thái tình cảm riêng của từng bài.

(1) Nét chung:

– Mở đầu bằng “Thân em như…” đã xác định rõ đây là lời than thân của người phụ nữ ở hai bài ca dao.

+ Cách mở đầu như vậy khiến cho lời than thêm ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh, gây sự chú ý đối với người nghe, người đọc.

+ Ca dao có một hệ thống bài ca mở đầu bằng “Thân em như…” được xem là “lời chung” của người phụ nữ trong xã hội cũ.

| + Hình thức lặp lại với tần số khá lớn đã nói lên họ là loại người khổ nhất trong xã hội cũ. . ” – Hình ảnh so sánh ẩn dụ đã nói lên một cách thấm thía nỗi khổ

đó. Những mẫu câu miêu tả bổ sung hình ảnh so sánh đã gợi lên sâu sắc nhất nỗi khổ cực của người phụ nữ: khổ vì thân phận của họ bị phụ thuộc, giá trị của họ không được ai biết đến:

Xen

+ Tấm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? + Củ ấu gai ruột trong thì trong vỏ ngoài thì đen… (2) Sắc thái tình cảm riêng: * Bài 1 :

– Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình (như tấm lụa đào), nhưng số phận của họ thật chông chênh không có gì đảm bảo, không biết sẽ vào tay ai (Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?), có khác gì một món hàng để mua bán.

– Nỗi đau xót trong lời than khân chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi lo về thân phận lại ập đến ngay với họ.

– Sự đối lập giữa hai dòng thơ đã cho ta thấm thía nỗi lo và nỗi đau đó

2 Bài 4

  1. a) Thương nhớ vốn là một tìÝh cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ trong tình yêu – vậy mà ở bài ca dao này lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cả: a. Đó là nhờ cách nói riêng mang tính nghệ thuật cao của ca dao. .

Đó là cách nói bằng hình ảnh, biểu tượng mà ca dao rất hay dùng để diễn tả những điều trừu tượng. Trong bài ca dao này, nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động bằng các biểu tượng khăn, đèn, mắt – đặc biệt là hình ảnh khăn.

. – Ở đây, khăn, đèn đã được nhân hoá, còn mắt là phép hoán dụ •để chỉ nhân vật trữ tình. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt chính là tự hỏi lòng mình. Và hẳn là nhớ thương phải bồn chồn lắm thì cô mới hỏi dồn dập đến vậy. Khăn, đèn, mắt đã thành biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu. .

– Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 | dòng thơ, trong nửa bài ca. .

+ Cái khăn thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ “người đàng xa” (Gửi khăn, gửi ảo, gửi lời, gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa; Nhớ khi khăn mở, trầu trao, Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình,..)

+ Cái khăn lại luôn luôn quấn quýt bên mình người con gái như cùng chia sẻ với họ trong niềm thương nhớ.

+ Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng lấy lại 6 lần từ “khăn”. vị trí đầu câu thơ và lấy lại 3 lần “khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc, làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ trào dâng. Và đằng sau tất cả sự xuống, lên, rơi, vắt (trong nghệ thuật đảo thanh và cách sử dụng hình ảnh vận động trái chiều nhau) của cái khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Nhớ đến mức không còn tự chủ được cả bước đi dáng đứng, ta “ra ngẩn vào ngơ”. Đó là nỗi nhớ có không gian. Cái không gian trải ra trên nhiều chiều (khăn rơi xuống đất, khăn

vắt lên vai, khăn chùi nước mắt), còn nỗi nhớ thì quanh quất ở mọi hướng, khiến con người không thể đứng yên ổn được (Như đứng đống lửa, như ngồi đống than). Và nỗi nhớ ấy dẫn đến tình cảnh khóc thầm, “khăn chùi nước mắt” như biết bao cô gái trong ca dao thuở xưa (nhớ ai em những khóc thầm, Hai hànỵ; nước mắt đầm đầm như mưa).

+ Sáu câu thơ hỏi khăn, 24 chữ, thì đã có đến 16 thanh bằng mà hầu hết là thanh không, làm cho nỗi nhớ thương càng thêm bâng khuâng, da diết mà vẫn man mác, nhẹ nhàng, mang màu sắc nữ tính của người con gái biết ghìm lại nỗi nhớ kín đáo trong lòng mình, không tự bộc lộ một cách buông tuồng dễ dãi.

| – Tiếp theo là ngọn đèn được cô gái hỏi đến. Nỗi nhớ ở đây còn được đo theo thời gian: nhớ từ ngày sang đêm, từ “tấm khăn” đến “ngọn đèn”. Ca dao có nhiều nỗi nhớ ban đêm rất đa dạng: Nửa đêm trở dậy trông trời…; Đêm qua ra đứng bờ ao…; Đêm khuya thắp chút dầu dư… Ở bài ca này, vẫn là cách nói riêng, nhất quán cà độc đáo: điệp khúc “thương nhớ ai” được giữ lại, nhưng nỗi nhớ đã được đặt vào cây đèn (Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt). Chừng nào ngọn lửa tình vẫn cháy sáng trong trái tim của người con gái thì ngọn đèn kia tắt làm sao được? “Đèn chẳng tắt” hay chính con người đang trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng với thời gian? Nếu trên kia “cái khăn” biết giãi bày, thì ở đây “ngọn đèn” cũng biết thổ lộ, nó đã nói với chúng ta nhiều điều không có trong lời ca…

– Cuối cùng là đôi mắt của chính cô gái. Dù kín đáo, gợi cảm bao nhiêu thì “cái khăn” và “ngọn đèn” cũng chỉ là những cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hoá. Đến đây, như không kìm lòng được nữa, cô gái đã hỏi trực tiếp chính mình: Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Nỗi ưu tư còn nặng trĩu. Khối tình vẫn y nguyên. Cho nên “đêm nằm lưng chẳng tới giường”, cứ nhắm mắt vào, người thương lại hiện lên, ngủ làm sao cho được? Thế thì có phải tại đôi con mắt, “cái cửa sổ tâm hồn” của chính cô gái. Ở trên “đèn không tắt” thì ở đây “mắt ngủ không yên”: hình tượng thật là hợp lí, nhất quán và tự nhiên cho cuộc sống con người, như chính niềm thương nỗi nhớ của cô gái. Không thể có hình tượng nào hay hơn thế nữa.

– Nỗi nhớ được nói đến liên tiếp dồn dập trong 10 câu thơ 4 chữ (thể vãn bốn). Cô gái chỉ hỏi mà không có lời đáp. Nhưng chính câu trả lời đã được khẳng định từ trong 5 điệp khúc “thương nhớ ai” vang lên , xoáy vào lòng ta một niềm khắc khoải. Những câu hỏi không có câu trả lời liên tiếp cất lên như nén chặt nỗi thương nhớ trong lòng, để rồi cuối cùng trào ra bằng một niềm lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình:

Đêm qua em những lo phiền | Lo vì một nỗi không yên một bề… Nhớ thương người yêu nhưng vẫn lo lắng cho số phận của mình, cho duyên phân đôi lứa “không yên một bề”. Vì sao vậy? Phải đặt bài ca này trong cuộc sống của người phụ nữ ta xưa và trong hệ thống của những bài ca than thân về hôn nhân và gia đình, ta mới thấy hết ý nghĩa của hai

câu kết. Hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết đâu đã dẫn đến hôn nhân cụ thể, mà vẫn nơm nớp một nỗi lo sợ mênh mông: Thương anh cũng muốn nói ra – Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời.

Mặc dầu vậy, bài ca vẫn là tiếng hát đầy yêu thương của một tấm | lòng đòi hỏi phải được yêu thương, khiến cho nỗi nhớ này không hề

bi lụy mà vẫn chan chứa tình người như một nét đẹp tâm hồn của các cô gái Việt ở làng quê xưa.

8 Bài 6: Tình nghĩa thủy chung của người bình dân trong ca dao.

– Ý nghĩa biểu tượng của muối-gừng:

+ Muối và gừng là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta, nó còn được dùng trong lúc đai ốm: Tay nâng chén muối đĩa gừng- Gừng cay muối mặn xin đừng quê 1 nhau. Gừng có vị cay thơm tho, nồng nàn;

muối có vị mặn đậm đà, thơm sâu. Đó cũng là hương vị của tình người trong cuộc sống từ bao đời nay của nhân dân ta.

| + Những hình ảnh đó, vì thế, đã được nâng lên thành biểu tượng trong ca dao. Người bình dân đã tìm thấy ở đây những đặc tính riêng của từng hình ảnh và sự gắn bó tự nhiên của các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho nghĩa tình của con người: Gừng cay-muối mặn biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người..

– Giá trị biểu cảm của hình ảnh muối-gừng trong bài ca dao.

+ Cũng là nghĩa tình chung thủy, nhưng biểu tượng gừng cay-muối mặn lại dành cho những cặp vợ chồng, bởi vợ chồng đã từng chung sống với nhau thì mới trải qua những ngày gừng cay-muối mặn, mới thấm thía nghĩa tình thủy chung,

+ Nghĩa tình ấy bền vững như Muối ba năm muối đang còn mặnGừng chín tháng gừng hãy còn cay.

+ Hương vị của gừng-muối đã thành hương vị của tình người: Đôi ta nghĩa nặng tình dày.

+ Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối (muối, gừng được lấy lại hai lần, trên là ba năm, dưới là chín tháng, còn mặn, còn cay, rồi nghĩa nặng-tình dày) để cuối cùng đi đến một khẳng định sắt son của lòng chung thủy: Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

+ Câu bát được kéo dài thành 13 tiếng có ý vị đặc sắc: ba vạn sáu ngàn ngày là một trăm năm-tức một đời người-mới cách xa, có nghĩa là không bao giờ xa cách cả.

6 Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường sử dụng. – Sự lặp lại mô thức mở đầu bài ca: Thân em như…

– Các môtíp đã thành biểu tượng trong ca dao: Cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay-muối mặn,….

– Hình ảnh so sánh ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào…, củ ấu gai…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trắng, sao). L – Thời gian và không gian nghệ thuật (bài 4).

| |

– Thể thơ lục bát; thể vãn bốn; song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp.

Những biện pháp nghệ thuật trên đây là những nét riêng in đậm sắc màu dân gian, sắc màu của cộng đồng. LUYỆN TẬP 1 – Thân em như nuiếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày..

Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

“Thân em như cả trong lờ Hết phương cùng Uẫy không biết nhờ nơi đâu. | Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, lat vào vườn hoa.

Thân em như cái quả xoài trên cây . Gió đông gió tây, gió nam gió bắc

Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành. 0 a) Ca dao về nỗi nhớ người yêu:

– Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn | Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm.

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?

Nhờ ai bổi hổi bồi hồi Như đúng đống lửa, như ngồi đống than.

Nhớ ai em những khóc thầm

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa. b) Ca dao về cái khăn: .

Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa. – Nhớ khi khăn mở trầu trao

| Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình. | c) Bài ca dao Khăn thương nhớ ai vừa nằm trong hệ thống các bài ca dao nói trên, lại vừa có một vị trí riêng: nó cụ thể, sinh động hơn và cũng tổng hợp, trọn vẹn hơn về nỗi nhớ của người bình dân trong tình yêu. Có thể xem đây là bài ca dao hoàn chỉnh và hay nhất về nỗi nhớ của cô gái Việt. Chính vì vậy, Nguyễn Khoa Điềm đã thấy đó là một nét đẹp tâm hồn của nhân dân ta và ông đã thể hiện nét đẹp đó trong câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Không gian nghĩa tình của đất nước đã làm nên tâm hồn Đất Nước. Sóng khăn tương tư đã đậu mà hình hài, khiến cho Đất Nước trải dài mênh mang như nỗi nhớ thầm

Irco

Dat

Học tốt Ngữ văn 10 Tập 1-Tuần 9: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
Đánh giá bài viết