Chính tả

a) Viết vào chỗ trống những tiếng:

b) Viết ba từ láy:

2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau: 

a) Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31 000 ki-lô-mét vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.

(Lúi/ Núi; lớn / nớn; Lam/ Nam, lày / này)

b) nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác biến thành màu đen và cả thế giới đều màu đen. 

(Ở / Ỡ; củng / cũng; cảm / cãm, cải cã)

                             Luyện từ và câu

          MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC

I. Nhận xét

1. So sánh cặp câu sau và cho biết tác dụng của phần in đậm: 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. Cho biết mỗi bộ phận in đậm bổ sung cho câu ý nghĩa gì?

Phần in đậm Câu hỏi Bổ sung ý nghĩa gì?
Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. Nhờ đâu, sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?  ý nghĩa chỉ nguyên  nhân
Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này,I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. Nhờ tinh thần ham học hỏi,khi nào I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. ý nghĩa chỉ thời gian

II. Luyện tập

1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:

a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.

c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vây, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ có trong các câu văn.

   Trong cuộc họp tuần trước, nhà trường đồng ý cho chúng em đi tham quan Suối Tiên. Đúng 6 giờ sáng thứ bảy đoàn xe đưa học sinh hai khối 4, khối 5 rời thành phố đến thăm Suối Tiên.

                           Tập làm văn

      LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT

1. Gạch dưới những từ ngữ miêu tả các bộ phận của con ngựa.

                                    Con ngựa

Hai tai to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp. Hai lỗ mũi ươn ướt động đậy hoài. Mỗi khi nó nhếch môi lên lại để lộ hai hàm răng trắng muốt. Bờm nó được cắt rất phẳng. Ngực nở. Bốn chân nó khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp trên đất. Cái đuôi dài ve vẩy hết sang phải lại sang trải.

2. Viết lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận được miêu tả vào bảng dưới đây:

Các bộ phận Những đặc điểm chính (Từ ngữ miêu tả)
– Hai tai

– Hai lỗ mũi

– Hai hàm răng

– Bờm

– Ngực

– Bốn chân

– Cái đuôi

to, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp

ươn ướt động đậy hoài

trắng muốt

được cắt rất phẳng

nở

khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp trên đất

dài ve vẩy hết sang phải lại sang trái

3. Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó:

Con vật em chọn để quan sát, miêu tả: Con gà trống

                              Luyên từ và câu

         THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU

I. Nhận xét

1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ ở cột A. Viết vào chỗ trống ở cột B ý nghĩa của mỗi trạng ngữ trong câu.

2. Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ tìm được trong mỗi câu trên:

– Câu hỏi cho trạng ngữ của câu a:

Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?

– Câu hỏi cho trạng ngữ của câu b:

Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?

II. Luyện tập

1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau:

Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.

Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.

Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.

2. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho các câu sau:

Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.

Trong lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.

Ngoài vườn, hoa đã nở. 

3. Các câu dưới đây chỉ mới có trạng ngữ. Hãy thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh những câu ấy:

a) Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập.

– Ngoài đường, xe cộ chạy như mắc cửi.

b) Trong nhà, mọi người đang quây quần bên mâm cơm.

c) Trên đường đến trường, em chào hỏi khi gặp những người quen.

d) Ở bên kia sườn núi, nhà của người dân tộc thấp thoáng trong những vạt nương.

                                   Tập làm văn

   LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

1. Đọc bài Con chuồn chuồn nước (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 127). Xác định các đoạn trong bài văn và nội dung chính của mỗi đoạn, viết vào bảng dưới đây.

Đoạn Nội dung chính của đoạn
1 (từ đầu đến còn phân vân)

2 (phần còn lại)

 

Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc  đậu một chỗ.

Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.

2. Đánh số thứ tự vào ô trống trước mỗi câu để sắp xếp các câu sau i thành một đoạn văn:

 a) Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh, biêng biếc.

 b) Con chim gáy hiền lành, béo nục.

 c) Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.

3. Đoạn văn dưới đây đã có câu mở đoạn. Em hãy viết tiếp một số câu miêu tả các bộ phận của gà trống để làm nổi bật vẻ đẹp của nó.

Ví dụ: thân hình, bộ lông, cái đầu (mào, mắt), cánh, đôi chân, đuôi.

                            ĐOẠN VĂN

Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Chú đã trổ mã như một chàng trai mới lớn với dáng vẻ hiên ngang. Mình chú khoác bộ lông sặc sỡ xanh tía vàng óng mượt. Cặp cánh có những lông ống dài đủ màu. Đuôi chú cong cong. Nhìn cái mặt của chủ mới buồn cười, bên trên là cái mào đỏ có răng cưa, cái mào phía dưới cũng đỏ tía và lủng lẳng. Đôi mắt long lanh. Cổ phủ một vành lông màu vàng. Đôi chân phía trên to, phía dưới nhỏ gọi là cặp giò. Cặp giò cứng cáp màu vàng, có vảy. Chân có cựa dùng để đá, những ngón chân chú dài móng nhọn.

   Nhìn chú gà trống của em, ai cũng khen em có chú gà trống đẹp thật!

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 2-Tuần 31
Đánh giá bài viết