Chính tả

   Điền những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng:

1. Những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau bắt đầu bằng s hoặc x

         Chúc mừng năm mới sau một… thế kỉ

   Ngày 4-1-1889, ông Cô-lin từ Ô-xtrây-li-a gửi một tấm thiệp chúc mừng năm mới cho cô Uôn-đrốn ở thành phố A-béc-đin, nước Anh. Không hiểu vì sao mãi đầu năm 2001, tức là 112 năm sau tấm bưu thiếp mới đến được A-béc-đin. Các nhân viên bưu điện xứ sở sương mù đang gắng sức tìm con cháu của cụ Uôn-đrốp để trao tấm thiệp và xin lỗi vì sự chậm trễ này.

2. Điền những chữ bị bỏ trống trong câu chuyện sau, biết rằng các chữ đó chứa o hoặc ô

   Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác Tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí dỏm, những mẩu chuyện hóm hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ công chúng, Mác Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi. Ông đến dự buổi nói chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn nổi tiếng.

                                 Luyện từ và câu

         THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU 

I. Nhận xét

1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:

   Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

– Tấu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

2. Trạng ngữ vừa tìm được, bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho câu.

3. Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ nói trên: Khi nào viên thị vệ hớt hải chạy vào?

II. Luyện tập

1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữ mùa đông rét mướt.

b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết . ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

2. Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó:

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

3. Thêm trạng ngữ thích hợp vào những câu chưa có trạng ngữ nói trên để đoạn văn được mạch lạc.

a) – Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi.

Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn. những múi bông trắng nuột nà.

b) – Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời.

Có lúc, chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

                                   Tập làm văn

    LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

1. Đọc bài văn Con tê tê (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 139) và trả lời các câu hỏi sau:

a) Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Bài văn gồm 6 đoạn.

b) Ghi lại những chi tiết miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê.

   Bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi, bốn chân, tác giả so sánh rất phù hợp. Giống như vẩy cá gáy nhưng cứng và dày nhiều hơn.

c) Ghi lại những chi tiết cho thấy tác giả quan sát hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú:

– Cách tê tê bắt kiến: Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến, rồi thò lưỡi vào sâu bên trong.

– Cách tê tê đào đất: Khi đào đất, nó dúi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình nó. Khi ấy dù có ba người lực lưỡng túm… lòng đất.

2. Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) miêu tả ngoại hình của con vật đó.

   Con mèo tam thể của em nó dễ thương làm sao! Thân hình mềm mại, bộ lông trắng, vàng, đen mịn như tơ rất dày và đều. Đầu chú tròn tròn như quả cam, mắt trong xanh, tai vểnh, mũi đỏ và ướt, mép có ria dài. Răng mèo trắng nhọn. Bốn chân nhỏ nhắn xinh xắn có bộ móng nhọn và sắc. Cái đuôi dài cong cong.

3. Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) miêu tả hoạt động của con vật đó.

   Từ ngày có chú mèo, các chú chuột không còn phá rối và rủ nhau kêu inh ỏi. Nhìn con mèo hiền thế nhưng nó bắt chuột rất tài. Khi thấy con mồi, mèo đi nhẹ nhàng rón rén, rồi bất giác phốc tới, thế là hết đời anh chàng chuột. Bình thường mèo rất ngoan, đến bên em kề cà rồi sà vào lòng em nằm ngủ, mèo cũng thích đùa giỡn với chú chó con.

                              Luyện từ và câu

     THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU

1. Gạch dưới trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong những câu sau:

a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.

b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.

c) Tại Hoa mà tổ không được khen.

2. Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống:

a) học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b) Nhờ chị lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c) Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

3. Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

   Vì mưa to nên đường bị ngập nước.

                                Tập làm văn

         LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI

             TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

Đọc bài Chim công múa (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 142):

a) Chép lại đoạn mở bài và đoạn kết bài của bài văn. Xác định cách mở bài, kết bài đã học:

b) Chọn những câu văn trong bài văn để:

2. Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách mở bài gián tiếp:

   Những con vật nuôi trong nhà có ích như: chó giữ nhà, gà ăn thịt, mèo để bắt chuột… Trong những con vật này em thích con mèo nhất vì nó gần gũi với em.

3. Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách kết bài mở rộng:

   Từ ngày có chú mèo, các chú chuột phá hoại đã chuồn đi hết, các đồ vật trong nhà em không còn bị chuột cắn phá, những tiếng “chít chít” cũng không còn nữa.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 2-Tuần 32
Đánh giá bài viết