Chính tả

1. Viết tiếng có nghĩa vào bảng

a) Những tiếng do các âm đầu tr, ch ghép với vần ở hàng dọc tạo thành:

tr ch
ai M: trai (em trai), trái (phải trái), trải (trải thảm), trại (cắm trại) M: chai (cái chai), chài (chài lưới), chái (chái nhà), chải (chải đầu)
am tràm (rừng tràm), trám (quả trám, trám răng, trám cứng  bằng một chất keo), trảm (xử trảm: chặt đầu, hình phạt tử hình thời phong kiến), trạm (trạm thu phí). chàm (màu chàm), chạm  (va chạm)
an tràn, trán (vầng trán) chan, chán, chạn
âu âu , trâu (con trâu), trầu (lá trầu, trấu (vỏ trấu)  châu (châu báu), chầu  (chầu chực), chấu (con châu chấu)
ăng trăng (mặt trăng, trăng trối); trắng (màu trắng, trắng tươi) chăng (phải chăng, chăng dây, chăng tơ) chẳng (chẳng lẽ nào, chẳng có – không có) chằng (dây tơ chằng chịt) chặng (chặng đường)
ân trân (trân châu) trần (trần gian) trấn (thị trấn, trấn nước) trận (trận chiến, trận mưa, trận mạc, cho một trận).  chân (cái chân, chân thành) chấn (chấn chỉnh, phấn chấn) chận (chận lại, ăn chận) chần (luộc chần, chần chừ) chẩn (chẩn bệnh, chẩn đoán).
 

Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được

– Bác sĩ khám bệnh và chẩn trị cho bệnh nhân.

b) Những tiếng do các vần êt, êch ghép với âm đầu ở hàng dọc tạo thành:

êt êch
b M: bết dính bết), bệt (ngồi bệt) M: bệch (trắng bệch)
ch chết (cái chết) chếch (chênh chếch)
d dết (túi dết), dệt (dệt vải, dệt kim, thêu dệt) dệch (có nghĩa lệch đi) – dệch mồm
h hết (chấm hết, hết sạch), hệt (giống hệt) hếch (mũi hếch)
k kết (gắn kết, kết luận, kết cục, kết hợp)  kếch (kếch sù) kệch (kệch cỡm)
t  tết (tốt nhất) tếch (tếch toác)

Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được:

– Mẹ em là công nhân xí nghiệp dệt Thắng Lợi.

2. Tìm những tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng, các ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là tr hoặc ch, còn các ô số 2 chứa tiếng có vần là êt hoặc êch.

                                  Trí nhở tốt

   Sơn vừa (2) nghếch mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra (1) châu Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi (2) kết thúc:

– Chuyện này đã xảy ra từ 500 năm trước.

Nghe vậy, Sơn bỗng (2) nghệt mặt ra rồi (1) trầm trồ:

– Sao mà chị có (1) trí nhớ tốt thế?

                                  Luyện từ và câu

        MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM

1. Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:

 Đi chơi ở công viên ở gần nhà.

 Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

 Đi làm việc xa nhà.

2. Theo em, thám hiểm là gì? Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:

Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở.

Đi chơi xa để xem phong cảnh.

Thăm dò tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

3. Em hiểu câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là gì?

   Đi nhiều nơi, đến nhiều chín thì con người sẽ được học hỏi, hiểu biết nhiều điều, mới khôn ngoan hơn.

4. Chọn các tên sông cho trong ngoặc đơn, rồi viết vào chỗ trống để giải các câu đố dưới đây:

(sông Cửu Long, sông Lam, Sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu, sông Đáy, sống Bạch Đằng, sông Cầu).

                              Tập làm văn

               LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC

1. Chọn viết tóm tắt một trong hai tin sau bằng một hoặc hai câu:

a) Có những người du lịch không thích ở trong khách sạn bình thường. Họ muốn được ăn uống, đọc sách, nghỉ ngơi ở những chỗ khác lạ. Tại Vát-te-rát, Thụy Điển, có một khách sạn treo trên ngọn cây sồi cao 13 mét. Khách sạn này chỉ có duy nhất một phòng nghỉ. Muốn leo lên phòng nghỉ, bạn phải ngồi trên một chiếc ghế gỗ gần giống như xích đu để người ta kéo bạn lên. Giá phòng nghỉ khoảng hơn sáu triệu đồng một người một ngày.

b) Nhiều người khi đi du lịch rất muốn dắt theo một hoặc vài con vật mà họ vẫn coi như những người bạn, người con. Song, tất cả các khách sạn đều không cho mang súc vật vào.

   Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ Pháp vừa mở một khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân. Tóm tắt:

   Tại Vát-te-rát, Thụy Điển, có một khách sạn treo trên ngọn cây sồi cao 13 mét dành cho khách du lịch thích ở chỗ lạ.

2. Đặt tên cho bản tin mà em vừa tóm tắt:

Khách sạn trên cây sồi

3. Đọc một tin trên báo Nhi đồng hoặc Thiếu niên Tiền phong và tóm tắt tin đó bằng một vài câu. 

Tên bản tin: Sinh nhật báo Khăn quàng đỏ.

Tóm tắt:

   Sáng ngày 12/1/2009, báo Khăn quàng đỏ tổ chức mừng sinh nhật thứ 32 – Khách mời gồm các cô chú, anh chị lãnh đạo, cộng tác viên gắn bó với tờ báo từ nhiều năm nay. .

                             Luyện từ và câu 

     GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ

I. Nhận xét

1. Đọc mẩu chuyện sau. Gạch dưới những câu nêu yêu cầu, đề nghị.

   Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm bảo bác Hai:

Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói:

– Tiêm của bác hổng có bơm thuê.

Vây cho mượn cái bơm, tội bơm lấy vậy.

Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào ríu rít chào hỏi:

– Cháu chào bác Hai ạ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều ! nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

– Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm!

– Cháu cảm ơn bác nhiều.

2. Cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa. Khác nhau như thế nào?

a) Bạn Hùng:

– Lời đề nghị của bạn Hùng vô lễ, xấc láo, cộc lốc thể hiện thái độ thiếu tôn trọng người trên. (Bất lịch sự)

b) Bạn Hoa:

– Lời yêu cầu, đề nghị của bạn Hoa lễ phép thể hiện thái độ tôn trọng người trên (Hoa gọi bác xưng cháu) tỏ thái độ lịch sự.

II. Luyện tập

1. Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào? Ghi dấu x vào ô trống trước ý em chọn:

 Cho mượn cái bút!

Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!

Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không!

2. Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào? Ghi dấu x vào ô trống trước ý mà em chọn:

 Mấy giờ rồi?

Bác ơi, mấy giờ rồi ạ?

Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi?

Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ?

3. So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Đánh dấu x vào ô trống thích hợp: câu giữ được phép lịch sự hay không giữ được phép lịch sự.

4. Đặt câu khiến phù hợp với mỗi tình huống sau, rồi ghi vào chỗ trống:

a) Em muốn xin tiền bố mẹ để mua một quyển sổ ghi chép.

b) Em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm để chờ mẹ về.

Mẹ ơi, mẹ cho con tiền để mua một quyển sổ ghi chép nhé.

Thưa bác, bác cho cháu ngồi nhờ một lúc để chờ mẹ cháu về nhé!

                                Tập làm văn

          CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

II. Nhận xét

1. Đọc bài sau. Đánh số thứ tự vào ô trống để phân đoạn bài văn. 

Con Mèo Hung

“Meo, meo”. Đấy chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.

 Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã đặt cho nó. Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi mắt Mèo Hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai lắm; bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng… Mèo Hung trông thật đáng yêu.

Có một hôm, tôi đang ngồi học, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A! Con mèo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi “phốc” một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó… Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí.

Con mèo của tôi là thế đấy.

2. Viết lại nội dung chính của mỗi đoạn văn trên.

Đoạn Nội dung chính
Mở bài (đoạn 1)

Thân bài (đoạn 2, 3)

 

 

Kết bài (đoạn 4) 

Giới thiệu con mèo. 

Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo.

Đoạn 3: Tả hoạt động, thói quen của con mèo. 

Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo.

II. Luyện tập

  Em hãy lập dàn ý chi tiết (đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài) tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò,…)

                               Dàn ý chi tiết.

Tả con gà trống

1. Mở bài: Giới thiệu con gà trống nhà em (Giống gì? Nuôi từ bao giờ? Có gì nổi bật?).

2. Thân bài:

a) Hình dáng bên ngoài.

– Giống gà nòi, dáng cao to, lực lưỡng, hiên ngang.

– Bộ lông: màu sắc rực rỡ, mào to và đỏ lắc lư trên đầu, mỏ vàng nhạt, rất cứng và sắc (vừa để mổ, vừa làm vũ khí).

– Đầu to bằng quả táo. 

– cổ trụi lông, đỏ gay, thường rướn cổ gáy to.

– Đôi cánh dang rộng có nhiều sợi lông óng, đỏ tía, xanh trương ra như hai cánh quạt.

– Đuôi lông dài hình vòng cung.

– Bắp chân to, cặp giò chắc, có vảy cứng màu vàng.

b) Tính nết và thói quen:

– Gáy sớm, gáy trưa.

– Hiếu thắng, thích gây sự với các chú gà trống khác.

– Hay bươi rác, kiếm mồi gọi bạn gái (gà mái) đến ăn.

– Ngủ sớm, dậy sớm.

3. Kết bài: Tình cảm của em đối với con gà trống.

   Chàng gà trống nhà em thật đáng yêu vừa đẹp mã vừa năng động, cần mẫn, đa tình. Nếu sân vườn vắng chàng ta chắc em sẽ buồn. Mỗi khi nghe tiếng gáy của con gà này là em thấy hăng hái dậy học bài sớm.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 2-Tuần 29
Đánh giá bài viết