Tiết 1

   Ghi tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất:

Tên bài Nội dung chính Nhân vật
Bốn anh tài Ca ngợi sức khỏe, tài năng cẩu nhiệt thành làm việc nghĩa, trừ ác cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây. Khây, Nắm Tay Đóng cọc, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. Trần Đại Nghĩa 

    Tiết 2

Tìm và ghi vào chỗ trống một vài câu theo yêu cầu sau:

                                      Tiết 3

   Viết tên và nội dung chính các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.

Tên bài Nội dung chính
Sầu riêng Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng, loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.
Chợ Tết Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, thể hiện cuộc sống nhộn nhịp ở quê vào dịp Tết.
Hoa học trò Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ, một loại hoa gắn bó với học trò.
Khúc hát ru  những em bé  lớn trên lưng mẹ Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Vẽ về cuộc sống an toàn Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề  “Em muốn sống an toàn” cho thấy: thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa.
Đoàn thuyền đánh cá Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp  trong lao động của người dân biển.

                                Tiết 4

1. Viết vào bảng dưới đây các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong tiết Mở rộng vốn từ theo chủ điểm:

2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a) – Một người tài đức vẹn toàn.

– Nét chạm trổ tài hoa.

– Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.

(tài năng, tài đức, tài hoa).

b) – Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.

– Một ngày đẹp trời.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ.

(đẹp trời, đẹp đẽ, đẹp mắt)

c) – Một dũng sĩ diệt xe tăng.

– Có dũng khí đấu tranh.

Dũng cảm nhận khuyết điểm.

(dũng khí, dũng sĩ, dũng cảm)

                                   Tiết 5

  Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm:

Tên bài Nội dung chính Nhân vật
1. Khuất phục tên cướp biển ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối  đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục. – Bác sĩ Ly

 – Tên cướp biển

2. Ga-vrốt ngoài chiến  Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt bất chấp hiểm nguy ra ngoài chiến lũy nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân. – Ga-vrốt

– Ăng-giôn-ra

-cuốc-phây-rắc

3. Dù sao Trái Đất vẫn quay ca ngợi hai nhà khoa học Cô- péc-ních và Ga-li-lê dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. – Cô-péc-ních

– Ga-li-lê

4. Con sẻ  Ca ngợi hành động dũng  cảm xả thân cứu con của sẻ   – Con sé mę, sẻ con 
– Nhân vật tôi
– Con chó săn

                              Tiết 6

1. Phân biệt 3 kiểu câu kể (bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng kiểu câu), rồi ghi vào chỗ trống trong bảng:

2. Tìm 3 kiểu câu kể nói trên trong đoạn văn sâu. Ghi lại các câu tìm được và nêu tác dụng của từng kiểu câu.

   Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

3. Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn, có sử dụng ba kiểu câu nói trên.

Gợi ý: Trong đoạn văn, cần sử dụng:

– Câu kể Ai là gì? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly.

– Câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly.

– Câu kể Ai làm gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly.

– Bác sĩ Ly là người thầy thuốc giỏi, có lòng nhân từ.

– Bác sĩ Ly đã khuất phục được tên cướp biển hung hãn.

– Bác sĩ Ly tuy hiền từ, nhân hậu nhưng cũng rất cứng rắn, cương quyết.

                                         Tiết 7

   Dựa theo nội dung bài Chiếc lá (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 98 – 99), ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:

1. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau?

 Chim sâu và bông hoa.

 Chim sâu và chiếc lá.

 Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

 Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.

 Vì lá đem lại sự sống cho cây.

 Vì lá có lúc biến thành mặt trời.

3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 

Hãy biết quý trọng những người bình thường.

 Vật bình thường mới đáng quý.

 Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.

4. Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hóa?

 Chỉ có chiếc lá được nhân hóa.

chỉ có chim sâu được nhân hóa. 

Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa.

5. Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suối đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây. 

 Nhỏ nhắn                Nhỏ xinh              Nhỏ bé

6. Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học?

 Chỉ có câu hỏi, câu kể.

 Chỉ có câu kể, câu khiến.

Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

7. Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào?

 Chỉ có kiểu câu Ai làm gì?

Có hai kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào?

Có cả ba kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

8. Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là:

 Tôi       Cuộc đời tôi         Rất bình thường

                      Tiết 8

Cho hai đề bài như sau:

1. Tả một đồ vật em thích.

2. Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.

Em hãy chọn một đề bài và:

a) Viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp.

b) Viết một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây.

                                   Bài làm

(Đề 1)

– Tả chiếc trống

a) Mở bài gián tiếp: Học sinh chúng tôi ai cũng có những kỷ niệm khó quên về ngôi trường. Trong những kỷ niệm khó quên ấy tiếng trống âm vang mỗi lần vào học là vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.

b) Đoạn văn:

   Cái trống trường em khá to, mặt trống làm bằng da trâu thuộc màu vàng nhạt. Đường kính mặt trống đo được ba gang tay em, giữa mặt trống có ba vòng tròn đỏ.

   Thân trống phình to ra, tang trống được liên kết bằng những thanh gỗ hai đầu hơi bé, ở giữa to được gắn bằng sơn vừa bền vừa chắc. Giữa bụng trống ba vòng đai được thắt bằng mây quấn chặt vòng quanh trống trông thật ngộ nghĩnh.

   Trống được đặt trên một cái giá bằng gỗ rất chắc chắn, bên cạnh có để sẵn một cái dùi trống.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 2-Tuần 28: Ôn tập giữa học kì II
Đánh giá bài viết