CHÍNH TẢ

(1) Điền vào chỗ trống:

a) Những tiếng bắt đầu bằng r hoặc d, gi

Đánh dấu mạn thuyền

   Xưa có người đi thuyền, kiếm giắt bên hông, chẳng may làm kiếm rơi xuống nước. Anh ta liền đánh dấu vào mạn thuyền chỗ kiếm rơi. Người trên thuyền thấy lạ bèn hỏi:

– Bác làm lạ thế?

– Tôi đánh dấu chỗ kiếm rơi khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh dấu mà mò, thế nào cũng tìm thấy kiếm.

b) Những tiếng có vần iên, yên hoặc iêng

Chú dế sau lò sưởi

   Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành.

   Bỗng nhiên có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc nhiên đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu diễn với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buột miệng kêu lên:

– Hay quá! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ?

   Rồi chỉ ít lâu sau, tiếng đàn của Mô-da đã chinh phục được cả thành viên.

(2) Viết các từ:

a) Có tiếng mở đầu bằng r hoặc d, gi, có nghĩa như sau:

– Có giá thấp hơn mức bình thường → rẻ

– Người nổi tiếng. → danh nhân

– Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm. → giường

b) Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng, có nghĩa như sau:

– Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác: điện thoại

– Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và xát nhiều lần: nghiền

– Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại: khiêng

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI

I – Nhận xét

1. Cho các tên người, tên địa lí nước ngoài sau:

Tên người Bộ phận  Bộ phận 1 – số tiếng Bộ phận 2 – số tiếng Viết hoa
M: Lép Tôn-xtôi 2 Lép (1) Tôn / xtôi (2) L,T
Mô-rít-xơ
Mát-téc-lích
2 Mô-rít-xơ (3) Mát-téc-lích (3) M, M
Tô-mát Ê-đi-xơn 2 Tô-mát (2) Ê-đi-xơn (3) T, Ê
Hi-ma-lay-a Hi-ma-lay-a (1) H
Đa-nuýp 1 Đa-nuýp (1) Đ
Lốt Ăng-gio-lét 2 Lốt (1) Ăng-gio-lét L, A
Niu Di-lân 2 Niu (1) Di-lân N, D
Công-gô 1 Công-gô (1) C

2. Nêu cách viết mỗi bộ phận trong từng tên riêng đó:

– Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.

– Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.

3. Cho các tên riêng sau:

– Tên người: Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Bạch Cư Dị.

– Tên địa lí: Hi Mã Lạp Sơn, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thụy Điển.

Cách viết các tên người, tên địa lí nước ngoài nói trên giống hay khác cách viết tên riêng Việt Nam:

   Các tên người, tên địa lí nước ngoài nói trên đều có cách viết: hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam.

II – Luyện tập

1. Tìm lại và viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn văn sau:

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i Pa-xtơ có thể tiếp tục đi học, Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dang-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau. Ác-boa
Lu-i Pa-xtơ
Ác-boa
Quy-dang-xơ

2. Viết lại những tên riêng cho đúng quy tắc

TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

1. Đọc lại các đoạn văn trong truyện vào nghề. Trả lời câu hỏi:

2. Viết lại vắn tắt một câu chuyện em đã học (qua các bài tập đọc, kể chuyện, tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian:

   Kể lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”.

   An-drây-ca sống với mẹ và ông. Ông em đã già nên rất yếu.

   Một buổi chiều nọ ông lên cơn đau nặng. Mẹ bảo An-drây-ca đi mua thuốc, em vội vã đi ngay. Nhưng dọc đường An-drây-ca gặp các bạn chơi bóng. Cậu hăm hở tham gia cùng các bạn.

   Một lúc lâu sau, An-drây-ca chợt nhớ lời mẹ. Cậu vội vã đi mua thuốc rồi chạy như bay về nhà.

   Về đến nhà, An-drây-ca thấy mẹ mình đang nức nở khóc. Thì ra, ông của An-drây-ca đã mất.

   Từ đó trở đi, mặc dù mẹ đã nói rất rõ rằng cậu không hề có lỗi trong cái chết của ông là vì ông đã chết ngay khi cậu ra khỏi nhà nhưng An-drây-ca luôn tự dằn vặt mình vì buổi chiều mải chơi hôm đó.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU NGOẶC KÉP

I – Nhận xét

1. Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai?

a) Lời của Bác Hồ.

b) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Cụ thể ở đây là Bác Hồ.

2. Viết câu trả lời của em vào ô trống:

Những chỗ có dấu ngoặc kép Lời dẫn trong dấu ngoặc kép là câu trọn vẹn hay cụm từ? Dấu ngoặc kép dùng phối hợp với dấu hai chấm hay dùng độc lập?
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”(1), là “đầy tớ trung thành của nhân dân” (2). Đều là cụm từ. Dùng độc lập.
Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(3). Câu văn trọn vẹn. Dùng phối hợp với dấu hai chấm.

Giải thích thêm:

– Dấu ngoặc kép thường được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.

Ví dụ: Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” (1), là “đầy tớ trung thành của nhân dân” (2).

– Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn. 

Ví dụ: Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (3).

3. Đọc khổ thơ sau, trả lời câu hỏi:

                          Có bạn tắc kè hoa

                          Xây “lầu” trên cây đa

                          Rét, chơi trò đi trốn

                          Đợi ấm trời mới ra.

– Trong khổ thơ trên, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì?

– Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?

 – Từ “lầu” trong câu thơ trên được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Nó muốn nhấn mạnh ý nghĩa trong việc gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ “lầu” mục đích là nhằm đề cao cái tổ đó.

– Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt.

II – Luyện tập

1. Gạch dưới những lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:

   Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”.

2. Trả lời câu hỏi:

   Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng, sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao? 

   Không thể đặt những lời nói trong đoạn văn trên xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dòng được vì đó không phải là những lời thoại trực tiếp.

3. Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong những câu sau:

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa.”

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào “trường thọ” thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh. Quỳnh bèn tâu:

– Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là “đoản thọ” và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

1. Dựa vào nội dung trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai (bài tập đọc, tuần 7, sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 70 – 71 – 72), hãy ghi lại vắn tắt câu chuyện ấy theo trình tự thời gian (chuẩn bị cho bài tập làm văn miệng ở lớp):

2. Giả sử hai nhân vật Tin-tin và Mi-tin trong câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai không cùng nhau lần lượt đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu mà cùng lúc mỗi người tới thăm một nơi. Hãy ghi lại câu chuyện theo hướng đó (trình tự không gian).

3. Cách kể chuyện ở bài tập 2 có điểm gì khác so với với bài tập 1?

a) Về trình tự sắp xếp sự việc:

   Ở bài tập 2, sự việc được sắp xếp theo trình tự không gian. Trong khi đó ở bài tập 1, sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 1-Tuần 8
5 (100%) 2 votes