I. TỰ KIỂM TRA

1. Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi: “Khi nào ta nhìn thấy một vật?”.

A. Khi vật được chiếu sáng;

B. Khi vật phát ra ánh sáng;

C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt tay

D. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật.

Giải

Chọn C.

2. Chọn câu phát biểu đúng trong các câu dưới đây nói về ảnh hưởng của một vật tạo bởi gương phẳng:

A. Anh ao bé hơn vật và ở gần gương hơn vật;

B. Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương;

C. Ảnh hứng được trên màn  và lớn bằng vật;

D. Ảnh không hứng được trên nàn và bé hơn vật.

Giải

Chọn B.

3. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường … và …, ánh sáng truyền đi theo …

Giải

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

4. Tia sáng khi gặp gương phẳng thì bị phản xạ lại theo định luật phản xạ ánh sáng:

a. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với … và đường ..

b. Góc phản xạ bằng .

Giải

a. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến b. Góc phản xạ bằng góc tới.

5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì? Độ lớn của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến gương thế nào so với độ lớn của vật và khoảng cách từ vật đến gương?

Giải

Ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật tới gương.

6. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?

Giải

Giống: Ảnh ảo.

Khác: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.

7. Khi vật ở khoảng nào thì gương cầu lõm cho ảnh ảo? Ánh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật?

Giải

Khi một vật ở gần sát gương. Ảnh này lớn hơn vật.

8. Viết ba câu có nghĩa, trong mỗi câu có bốn cụm từ chọn trong bốn cột dưới đây:

gương cầu lõm; hứng được trên màn chắn; bé hơn vậy; ảnh  ảo;

gương phẳng; không hứng được trên màn chắn bằng vật; bằng vật; Ảnh thật

gương cầu lồi; lớn hơn vật

Giải

Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.

– Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật.

– Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

9. Cho một gương phẳng và một gương cầu lồi cùng kích thước. So sánh vùng nhìn thấy của chúng khi đặt mắt ở cùng một vị trí so với các gương.

Giải

Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước.

B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO KHOA

C1. Có hai điểm sáng S1, S2 đặt trước gương phẳng. Hình 9.1 SGK

a) Hãy vẽ ảnh của mỗi điểm tạo bởi gương.

b) Vẽ hai chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S1, S2 và hai chùm tia phản xạ tương ứng trên gương.

c) Để mắt trong vùng nào sẽ nhìn thấy đồng thời ảnh của cả hai điểm sáng trong gương? Gạch chéo vùng đó.

Giải

C2. Một người đứng trước ba cái gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm), cách các gương một khoảng bằng nhau. Quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giống nhau, khác nhau?

Giải

Ảnh quan sát được trong ba gương đều là ảnh ảo: ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lõm.

C3. Có bốn học sinh đứng ở bốn vị trí quanh một cái tủ đứng như trong  hình 9.2 SGK. Hãy chỉ ra những cặp học sinh có thể nhìn thấy nhau. Đánh dấu vào bảng sau đây những cặp đó.

Giải

Những cặp nhìn thấy nhau:

An – Thanh; An – Hảo; Thanh – Hải; Hải – Hà.

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường truyền của ánh sáng trong không khí?

A. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường cong.

B. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường gấp khúc.

C. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là không thể xác định được.

D. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.

Giải

Chọn D. Vì theo định luật truyền thẳng ánh sáng, không khí được xem là môi trường trong suốt đồng tính nên ánh sáng truyền thẳng.

2. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

B. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta.

C. Vật sáng là những vật hắt lại ánh sáng chiếu đến nó.

D. Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.

Giải

Chọn C. Vì vật sáng bao gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

3. Trong các nội dung sau, nội dung nào không đúng với định luật phản xạ ánh sáng?

A. Góc tới bằng góc phản xạ.

B. Tia tới bằng tia phản xạ.

C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và về bên kia pháp tuyến so với tia tới.

D. Tia tới vuông góc với mặt gương thì tia phản xạ cũng vuông góc với mặt gương.

Giải

Chọn B. Tia tới bằng tia phản xạ.

4. Trong các vật sau, vật nào có thể được coi là một gương phẳng?

A. Cánh cửa tủ gỗ lim.

B. Mặt trong của chiếc thìa inox nhăn, bóng.

C. Mặt nước trong, phẳng lặng.

D. Bìa quyển sách.

Giải

Chọn C. Mặt nước trong phẳng lặng.

5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương phẳng?

A. Là mặt phẳng phản xạ tốt ánh sáng.

B. Cho ảnh ảo, bằng vật.

C. Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương.

D. Vật đặt trước gương phẳng cho ảnh luôn song song với nó.

Giải

Chọn D. Vì ảnh có thể song song, vuông góc… với vật tùy vào cách đặt vật trước gương.

6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương cầu lồi?

A. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi

B. Cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

C. Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương.

D. Chùm tia tới song song gặp gương cầu lồi có chùm tia phản xạ là chùm sáng phân kì.

Giải

Chọn C. Vì chỉ có gương phẳng mới cho khoảng cách từ ảnh tới gương bằng khoảng cách từ vật tới gương.

7. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với gương cầu lõm?

A. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõi.

B. Cho ảnh ảo, lớn hơn vật.

C. Khoảng cách từ vật tới gương nhỏ hơn khoảng cách từ ảnh ảo tới gương.

D. Chùm tia tới song song có chùm tia phản xạ là chùm sáng phân kì.

Giải

Chọn D. Vì chùm tia tới song song qua gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ là chùm hội tụ.

8. Một tia sáng tới được truyền tới gương phẳng với góc tới i = 30°. Tia phản xạ sẽ hợp với gương phẳng một góc:

A. 30°

B. 60°

C. 90°

D. 80°

Giải

Chọn B. Vì góc phản xạ i’ = i = 30°. Tia phản xạ hợp với gương 1 góc : a = 90° – i’ = 90° – 30° = 60°.

9. Với 3 gương: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm (chi xét cho ảnh ảo), và với cùng một vật.

A. Ánh ảo bởi gương phẳng là lớn nhất.

B. Ảnh ảo bởi gương cầu lồi là lớn nhất.

C. Ảnh ảo bởi gương cầu lõm là lớn nhất.

D. Tùy thuộc vào vị trí của vật so với một gương.

Giải

Chọn C. Vì chỉ có ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm là lớn hơn vật.

10. Câu nào sau đây là đúng. Khi so sánh bề rộng vùng nhìn thấy của các gương có cùng kích thước.

A. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng.

B. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bé hơn của gương phẳng.

C. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lõm lớn hơn của gương cầu lồi.

D. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lõm bé hơn của gương cầu lồi.

Giải

Chọn A. Vì bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

11. Ảnh ảo của cùng một vật được tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi khác nhau ở điểm nào?

A. Về kích thước.

B. Về chiều.

C. Ánh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn.

D. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn.

Giải

Chọn C. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn.

12. Tại sao cái bàn, cái ghế, cái bút… không phải là nguồn sáng mà ta vẫn có thể nhìn thấy chúng vào ban ngày? Tên gọi chung của các vật đó là gì?

Giải

Cái bàn, cái ghế, cái bút… đều có khả năng hắt lại ánh sáng chiếu tới nó, ánh sáng hắt lại đó truyền trực tiếp vào mắt, khiến ta có thể nhìn thấy chúng. Các vật đó đều gọi chung là vật sáng.

13. Bác sĩ nha khoa có một dụng cụ dùng để quan sát phần bị che khuất của răng. Theo em dụng cụ đó có cấu tạo chính là gì? Vì sao người ta dùng vật đó?

Giải

Cấu tạo chính là gương cầu lõm vì dùng gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật. Do đó ảnh của răng sẽ lớn hơn răng, giúp cho việc quan sát răng sẽ dễ dàng hơn.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí 7 – Bài 9: Tổng kết chương 1
5 (100%) 1 vote