Tiết 1

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

– Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II. Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng văn bản nghệ thuật.

2. Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất.

Tên bài
 Nội dung chính Nhân vật
Bốn anh tài Ca ngợi sức khỏe, tài năng lòng nhiệt  thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tại Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò.
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. Trần Đại Nghĩa

Tiết 2

1. Chính tả (Nghe – viết): Hoa giấy

– Đọc lại bài Hoa giấy ở SGK trang 95, hiểu nội dung bài viết: Tả vẻ đẹp của cây hoa giấy.

– Viết đúng các từ ngữ: rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, bốc bay lên, lang thang, tản mát,…

2. Đặt một vài câu để:

a) Kể về các hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường (Câu kể Ai làm gì?).

Bài tham khảo

Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến, học sinh các lớp ùa ra sân trường như chim sổ lồng và nhanh chóng bày ra các trò chơi. Ở giữa sân, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Vòng dây quăng lên, tung xuống nhịp nhàng, với đôi chân dẻo dai, các bạn nhảy rất khéo léo. Ở một góc sân, các bạn nam đang chơi bắn bi. Những hòn bi tròn nhỏ, màu xanh, màu đỏ đua nhau lăn trên đất. Với bàn tay điệu nghệ của mình các viên bị bắn vào nhau, lăn tòm xuống lỗ. Dưới gốc cây hoa sứ, em và Lan đang nhặt những bông hoa rụng, xâu thành từng chuỗi làm vòng đeo cổ và vòng đeo tay trông rất đẹp… .

b) Tả các bạn trong lớp em (tính tình, dáng vẻ…) (Câu kể Ai thế nào?).

Bài tham khảo 

Lan là bạn gái xinh nhất lớp, dáng Lan thanh mảnh. Lan có mái tóc khá dài nhưng bao giờ bạn cũng kết thành hai dải sam trông rất đẹp và gọn. Đôi mắt Lan to và đen nổi bật trên khuôn mặt trái xoan. Với cái mũi cao nhưng hơi hếch khiến cho khuôn mặt của Lan càng thêm ưa nhìn. Lan có nụ cười rất tươi, mỗi khi nhoẻn miệng cười để lộ đôi má đồng tiền sâu như hai cái hố… Tính tình Lan vui vẻ hoà nhã. Lan đã từng một năm đưa đón bạn Hiền đi học vì Hiền bị tai nạn gãy chân lúc còn nhỏ. Cả lớp ai cũng đều yêu quý Lan.

c) Giới thiệu từng bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của liên đội (Câu kể Ai là gì?).

Bài tham khảo

Em xin giới thiệu với chị tổ em có các thành viên sau: Em tên Nguyễn Mạnh Hùng tổ trưởng, sở thích của em là nghe nhạc và đá bóng. Em là chân hậu vệ cừ tài trong đội bóng của lớp. Nguyễn Lan Hương là tổ phó, Hương rất duyên dáng, tính tình nhỏ nhẹ dễ thương. Ngồi cạnh Hương là Nguyễn Thị Mỹ Trang cô học sinh giỏi văn của lớp. Trang có giọng đọc rất hay, chả thế mà giờ tập đọc nào cô giáo cũng đề nghị Trang đọc cho cả lớp nghe. Tiếp đến là bạn Bùi Xuân Nam, một tay đàn của lớp và là trưởng ban văn nghệ. Bạn Nguyễn Tấn Phát nhà khoa học của lớp, Tấn Phát ham đọc sách, hiểu nhiều và biết nhiều. Cuối cùng là bạn Phạm Tú Nguyệt “con chim sơn ca” của lớp. Nguyệt có giọng hát rất tuyệt. Vừa qua bạn đạt giải nhất trong đêm hội diễn văn nghệ của trường.

Tiết 3

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (xem câu 1 tiết 1).

2. Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Cho biết nội dung chính của mỗi bài là gì?

Tên bài Nội dung chính
Sầu riêng Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng – loại cây ăn quả đặc  biệt ở miền Nam
Chợ Tết Tả chợ Tết ở miền trung du giàu màu sắc và sinh động  để nêu lên cuộc sống nhộn nhịp ở nông thôn vào dịp Tết.
Hoa học trò Ca ngợi vẻ đẹp của hoa phượng – một loài hoa gắn liền  với tuổi học trò.
 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ca ngợi lòng yêu nước, yêu con của người phụ nữ Tây Nguyên, cần cù trong lao động, góp sức làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Vẽ về cuộc sống an toàn Qua cuộc thi vẽ với chủ đề Em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn,biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo bất ngờ.
Đoàn thuyền đánh cá Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biến.

3. Chính tả (nghe – viết): Cô Tấm của mẹ.

– Đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ trong SGK trang 96, hiểu nội dung bài viết: Khen ngợi cô bé ngoan giống cô Tấm trong quả thị bước ra.

– Viết đúng các từ: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na,…

– Viết hoa tên riêng Tấm.

Tiết 4

1. Ghi lại các từ ngữ đã học trong tiết Mở rộng vốn từ theo chủ điểm:

Người ta là hoa đất Vẻ đẹp muôn màu Những người quả cảm
 – tài giỏi, tài hoa, tài  năng, tài nghệ, tài đức, tài nguyên, tài ba…
-vạm vỡ, lực lưỡng, cường tráng, rắn rỏi, rắn chắc
-Tập luyện, tập thể dục, đi bộ, nhảy dây, chơi đá cầu, nhảy cao…
– đẹp, đẹp đẽ, xinh, xinh đẹp, xinh xắn, xinh tươi, tươi tắn…

– thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm,đôn hậu, bộ trực, cường trực, khẳng khái,…

-tươi đẹp, sặc sỡ, tráng lệ, hoàng tráng…

– đẹp tuyệt với, đẹp tuyệt diệu, tuyệt trần, vô cùng, như tiên, không tả xiết….

– gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan lì, táo bạo, quả cảm…

– nhát, hèn nhát, nhát gan, nhu nhược, khiếp nhược…

– Tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm xông lên, dũng cảm nói lên sự thật…

2. Ghi lại một thành ngữ hoặc tục ngữ trong mỗi chủ điểm nói trên.

Người ta hoa đất
Vẻ đẹp muôn màu Những người là quả cảm
– Người ta là hoa đất.

– Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

– Chuông có đánh mới kêu

Đèn có khêu mới tỏ.

– Khỏe như vâm (voi, trâu, bò, hổ)

– Nhanh như cắt (chớp, điện, sóc)

– Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo

 – Mặt tươi như hoa.

– Đẹp người đẹp nết.

– Chữ như gà bới.

– Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

– Người thanh nói tiếng cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

– Cái nết đánh chết cái đẹp.

– Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo cô lòng mới ngon.

– Vào sinh ra tử.

Gan vàng dạ sắt.

3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống:

a) – Một người tài đức vẹn toàn.

– Nét chạm trổ tài hoa.

– Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.

(tài năng, tài đức, tài hoa)

b) – Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.

– Một ngày đẹp trời.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ

(đẹp trời, đẹp đẽ, đẹp mắt)

c) – Một dũng sĩ diệt xe tăng.

dũng khí đấu tranh.

Dũng cảm nhận khuyết điểm.

(dũng khí, dũng sĩ, dũng cảm)

Tiết 5

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (xem câu 1 tiết 1).

2. Tóm tắt vào bảng sau nội dung bài học là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm:

Tên bài Nội dung chính Nhân vật
Khuất phục tên cướp biển Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp nguy hiểm, khiến hắn phải khuất phục. – Bác sĩ Ly

Tên cướp biển.

Ga-vrốt ngoài chiến lũy Ca ngợi hành động dũng cảm của chú bé Ga-vrốt, bất chấp hiểm nguy ra ngoài chiến lũy nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân. – Ga-vrốt,

– Ăng-giôn-ra,

– Cuốc-phay-rắc.

Dù sao trái đất   vẫn quay! Ca ngợi hai nhà khoa học dũng cảm Cô-péc-ních và Ga-li-lê đã kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. – Cô-péc-ních,

– Ga-li-lê

Con sẻ Ca ngợi hành động dũng cảm của sẻ mẹ đã xả thân cứu con. – Sẻ mẹ, sẻ con.

– Nhân vật “tôi”.

– Con chó săn.

Tiết 6

1. Phân biệt 3 kiểu câu kể (bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng kiểu câu):

Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
Định nghĩa – Chủ ngữ trả lời   Ai (con gì)?

Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì?

– Vị ngữ là động từ, cụm động từ

– Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì?

– Vị ngữ trả lời câu hỏi: Thế nào?

– Vị ngữ là tính từ, động từ, cụm tính từ

 

– Chủ ngữ trả lời câu hỏi:câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)

– Vị ngữ trả lời câu hỏi: Là gì?

Vị ngữ là danh từ, và cụm danh từ

Ví dụ Các bạn học sinh rủ nhau học bài. Con mèo rất ngoan. Cô Dung là giảng trường Sư phạm

2. Tìm 3 kiểu câu kể nói trên trong đoạn văn sau (SGK trang 98). Nói rõ tác dụng của từng kiểu câu kể.

Câu  Kiểu câu Tác dụng
– Câu 1. Bây giờ tôi còn là một chú bé lên mười.

– Câu 2. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sắt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.

– Câu 3. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

Ai là gì?

Ai làm gì?

Ai thế nào?

Giới thiệu nhân vật “tôi”.

Kể về các hoạt động của nhân vật “tôi”.

Kể về đặc điểm trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông.

3. Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển. Trong đoạn văn, có sử dụng 3 kiểu câu kể nói trên.

Đoạn văn tham khảo

Bác sĩ Ly là một người nổi tiếng nhân hậu. Trước mặt tên cướp biển, ông rất bình tĩnh và cương quyết. Ông cũng rất dũng cảm. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.

Tiết 7

BÀI LUYỆN TẬP

A. Đọc thầm: Bài Chiếc lá (Học sinh đọc ở SGK trang 99).

B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây (SGK trang 99, 100):

1. Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào nói với nhau?

Câu trả lời đúng: ý c) Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

Câu trả lời đúng: ý b) Vì lá đem lại sự sống cho cây.

3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

Câu trả lời đúng: ý a) Hãy biết quý trọng những người bình thường.

4. Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hóa?

Câu trả lời đúng: ý c) Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa.

5. Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây?

Câu trả lời đúng: ý c) Nhỏ bé.

6. Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học?

Câu trả lời đúng: ý c) Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

7. Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào?

Câu trả lời đúng: ý c) Có cả ba kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

8. Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là:

Câu trả lời đúng: ý b) Cuộc đời tôi.

Tiết 8

BÀI LUYỆN TẬP 

1. Chính tả (Nhớ – viết): Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ đầu).

– Học thuộc 3 khổ thơ đầu trong bài Đoàn thuyền đánh cá, hiểu nội dung đoạn viết: Tả vẻ đẹp huy hoàng của biển và công việc lao động của người đánh cá.

– Viết đúng các từ ngữ: đoàn thuyền, cài then, căng buồm, đoàn thoi, buổi nào,…

B. Tập làm văn.

– Cho hai đề như sau:

1. Tả một đồ vật em thích.

2. Tả một cây cho bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.

Em hãy chọn một đề bài và:

a) Viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp.

b) Viết một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây.

 Hướng dẫn làm bài

1. Tả một đồ vật em thích.

a) Viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp:

Tả đồ chơi

Em có rất nhiều thứ đồ chơi do bố mẹ mua cho, nhưng thứ em thích nhất là món đồ chơi mà anh của em vừa làm tặng em trong chủ nhật vừa rồi. Đó là một chiếc xe ô tô được làm bằng vỏ hộp sữa.

b) Viết một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây:

Tả đồ chơi

Chỉ bằng vài thứ vật liệu thật đơn giản, anh của em đã làm ra một chiếc ô tô giống hệt như thật, màu sắc rực rỡ và ngộ nghĩnh. Cũng đầy đủ thùng xe, bánh xe, mui xe, đèn xe và cũng chạy được hẳn hoi. Thân xe được làm bằng có một hộp sữa, các mặt trên gập lại thành mui xe. Ở mặt bên sườn của vỏ hộp có đục hai lỗ nhỏ từ sườn bên này sang sườn bên kia. Hai que tre xuyên qua hai lỗ ấy làm thành trục bánh xe. Bốn bánh xe được làm bằng bốn nút chai. Nút chai được đục lỗ ở giữa và xuyên que tre vào. Đầu que tre có bôi một ít keo dính để giữ bánh xe khỏi rơi ra ngoài. Hai cái cúc áo nhỏ gắn ở phía trước làm thành đèn. Cuối cùng, một sợi dây được gắn vào đầu xe để có thể kéo chạy được. Cuối cùng thì em cũng có được một chiếc xe như xe thật.

2. Tả một cây cho bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả. 

a) Viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp:

Tả cây phượng

Trưa mùa hè nắng như đỏ lửa. Cái nắng lung linh chảy tràn khắp nơi. Nắng óng ả hôn lên mọi vật, hôn lên cả cây phượng nở hoa đỏ rực cả góc sân trường.

b) Viết một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây:

Tả cây bàng

Cây bàng trước sân nhà em, mỗi khi hè đến, hết tầng lá nọ đến tầng lá kia che kín không cho một tia nắng nhỏ rọi xuống đất để cho em và bạn bè chơi đùa. Mùa hè này, những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu.

Sang cuối thu, lá của nó ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Cái màu tía kì diệu không thể thấy ở một cây nào khác là càng nhìn càng đẹp. Đố anh họa sĩ nào pha được đúng cái màu tía ấy của lá bàng cuối thu! Những lá bàng rụng xuống mỗi ngày một nhiều. Em cứ đi học về là ra nhặt sạch từng cái, xếp thành từng chồng to ra to, nhỏ ra nhỏ, để gọn lại vào góc nhà.

Qua mùa đông, cây bàng trụi không còn một cái lá, cành như khô lại, in trên nền trời đục. Trong những ngày rét nhất, đám tàn trơ trụi đó như cố co mình vào để cho qua cái rét buốt của mùa đông.

Nhìn những cành trơ trụi ấy, em và các bạn nhỏ gần nhà thấy thương xót trong lòng. Bọn em nghĩ mình có áo mặc mà còn rét, những cánh bàng trụi lá kia chắc là rét lắm!

Cho tới mùa xuân, chỉ một đêm thôi, chồi xanh li ti đã điểm hết cành to, cành nhỏ. Và rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh lớn nhanh như thổi, mỗi ngày một khác, hầu như mỗi lúc mỗi khác nữa kia. Mùa xuân của cây bàng cũng như tuổi thơ của chúng em vậy.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng việt lớp 4 tập 2 – Tuần 28: Ôn tập giữa học kì II
Đánh giá bài viết