HƯỚNG DẪN 

Mơ khách đường xa, khách đường xa 
Áo em trắng quá nhìn không ra          
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh          
Ai biết tình ai có đậm đà?                   

 Nhờ thiên nhiên không được, cuối cùng, chỉ còn một con đường là tìm về với con người, may chẳng có cứu rỗi cho mình được không? Nhưng người yêu giờ đây chỉ còn trong mơ, lại là “Mơ khách đường xa, khách đường xa” (láy lại hai lần để nhấn mạnh cái ý “xa lắm”) và dường như đã “tuột khỏi tay nhà thơ” đến mức áo em trắng quá nhìn không ra! Trong tâm trạng tuyệt vọng đó, nhà thơ hoài nghi tất cả: Có phải sương khói cuộc đời đã làm mờ ảnh hình của con người? Và thi nhân đã trút một tiếng thở dài cho mối tình xa xăm, vô vọng của mình:

Ai biết tình ai có đậm đà?

Chút hoài nghi trong câu thơ là có thực, là đúng với tâm trạng Hàn Mặc Tử lúc bấy giờ, nhưng chính cái hoài nghi này lại biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời của nhà thơ. Bởi đây không phải là một câu nghi vấn khẳng định mà chỉ là một nỗi niềm băn khoăn, day dứt trong lòng nhà thơ (hai đại từ nhân xưng “ai” phiếm chỉ trong câu thơ đã nói lên ý đó). Trong băn khoăn, day dứt vẫn còn niềm hi vọng. Và đó chính là niềm thiết tha với cuộc đời của Hàn Mặc Tử ngay cả khi ông gặp nhiều đau thương, bi kịch nhất như lúc viết nên những câu thơ xót đau trong bài thơ này.

ĐỀ 213: Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử
Đánh giá bài viết