* Hướng dẫn làm bài tập

1. Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau? (SGK trang 138)

  Hai bức thư trong mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy đã được đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:

– Bức thư thứ nhất: “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì biết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho là điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.”.

– Bức thư thứ hai: “Anh bạn trẻ ạ, tôi sẵn lòng giúp đỡ anh với điều hiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.”

   Câu chuyện thể hiện tình hài hước cua nha van Bớt-na S6: Một anh chàng muốn trở thành nhà văn nhưng không biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hoặc giả sử là anh lười biếng không đánh dấu câu, anh đã nhờ nhà văn nổi tiếng làm cho việc ấy. Nhà văn không thực hiện theo yêu cầu của anh, trái lại gửi đến cho anh một bức thư hài hước mang tính giáo dục.

2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

– Đoạn văn tả hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi:

… Khắp sân trường ngập tiếng nói, tiếng cười vui vẻ. Các bạn chia nhau ra thành từng nhóm để bắt đầu chơi những trò quen thuộc. Ở một góc sân, mấy bạn gái đang chơi nhảy dây. Tiếng dây quất đen đét vào nền gạch từng nhịp một. Trong vòng dây lên xuống, các bạn vừa cười vừa nhảy rất ăn nhịp, khăn quàng đỏ vui lây trong gió sớm mai. Trước phòng giáo viên, một tốp học sinh nam đang chơi đá cầu. Các bạn đứng thành vòng tròn, đôi chân uyển chuyển khéo léo, quả cầu màu trắng, bay vèo từ chân bạn này sang chân bạn khác trông thật đẹp mắt.

– Tác dụng của dấu phẩy có trong đoạn văn trên:

Đoạn văn Tác dụng của dấu phẩy
1. Khắp sân trường ngập tiếng nói, tiếng cười vui vẻ. – Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
2. Các bạn chia nhau ra thành từng nhóm để bắt đầu chơi.
 3. Ở một góc sân, mấy bạn trẻ đang chơi nhảy dây. – Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 4. Tiếng dây quất đen đét vào nền gạch từng nhịp một.  

 

5. Trong vòng dây lên xuống, các bạn vừa cười vừa nhảy rất ăn nhịp, khăn quàng đỏ vui lây trong gió sớm mai. – Dấu phẩy thứ nhất ngăn cách trạng ngữ với câu ghép.
– Dấu phẩy thứ hai ngăn cách giữa hai vế câu ghép.
6. Trước phòng giáo viên, một tốp học sinh nam đang chơi đá cầu. – Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 7. Các bạn đứng thành vòng tròn, đôi chân uyển chuyển khéo léo, quả cầu màu trắng bay vèo từ chân bạn này sang chân bạn khác trông thật đẹp mắt. – Dấu phẩy thứ nhất ngăn cách trạng ngữ với câu ghép.
– Dấu phẩy thứ hai ngăn cách giữa hai vế câu ghép.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuần 32. Những chủ nhân tương lai-Luyện từ và câu. Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) 
Đánh giá bài viết