Tiết 1

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

   Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì hai của lớp 5. Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

Các bài tập đọc:                                   Các bài học thuộc lòng:

• Người công dân số Một phần đầu)      • Cao Bằng

• Người công dân số Một (phần sau).    • Chú đi tuần

• Thái sư Trần Thủ Độ                            • Cửa sông

• Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng    • Đất nước

• Trí dũng song toàn

• Tiếng rao đêm

• Lập làng giữ biển

• Phân xử tài tình

• Luật tục xưa của người Ê-đê

• Hộp thư mật

• Phong cảnh đền Hùng

• Nghĩa thầy trò

• Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

• Tranh làng Hồ

2. Tìm ví dụ điền vào bảng tổng kết sau:

– Câu đơn:

Ví dụ: • Buổi sáng, tôi đi học.

  • Xưa có anh học trò rất mê đồ cổ.
  • Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh

– Câu ghép không dùng từ nối:

Ví dụ: • Trời trong xanh, nước trong xanh.

  • Mẹ bảo sao, con nghe vậy.
  • Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi.
  • Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

– Câu ghép dùng quan hệ từ:

Ví dụ: • Mẹ em là giáo viên còn bố em là bộ đội.

  • Mọi người không đi họ có lí do. 
  • Tuy sức khỏe bạn Hạnh yếu nhưng bạn ấy vẫn đi học đều.
  • Anh đọc hay tôi đọc. 

– Câu ghép dùng cặp từ hô ứng:

Ví dụ: • Tôi chưa làm hết bài tập cũ, thầy đã cho thêm bài tập mới!

  • Trời càng mưa to, nước càng dâng cao.

Tiết 2

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (Đã nêu ở câu 1 tiết 1).

2. Dựa theo câu chuyện chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép:

a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.

b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của mình thì chiếc đồng hồ sẽ chạy không chính xác/ sẽ không hoạt động/ sẽ hỏng.

c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.

Tiết 3

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (Đã nêu ở câu 1 tiết 1).

2. Đọc bài văn Tình quê hương và trả lời câu hỏi:

a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

   Những từ ngữ thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?

Điều đã gắn bó tác giả với quê hương là những kỉ niệm tuổi ấu thơ (đi đốt bãi, đào ổ chuột; đánh giậm, úp cá, đơm tép; đi móc con da ở dưới vệ sông; dì lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm chú gác chân lên tới mà lẩy Kiều ngân thơ; nghe cái Tị hát chèo; ngồi nói chuyện với cún con).

c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.

Đoạn 1:

d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

• Đoạn 1: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi.

• Đoạn 2:

– mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2).

mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).

Tiết 4

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (Đã nêu ở câu 1 tiết 1).

2. Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần vừa qua. 

   Đó là các bài: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.

3. Nêu dàn ý của một bài tập đọc nói trên. Nếu một chi tiết hoặc câu văn mà em ! thích và cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.

Dàn ý của 3 bài văn:

1. Phong cảnh đền Hùng (Đây là đoạn trích chỉ có thân bài).

– Đoạn 1: Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh (trước đền, trong đền).

– Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh đền.

  • Bên trái là đỉnh Ba Vì
  • Chắn ngang bên phải là dãy Tam Đảo
  • Phía xa là Sóc Sơn
  • Trước mặt là Ngã Ba Hạc.

– Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền:

  • Cột đá An Dương Vương
  • Đền Trung
  • Đền Hạ, chùa Thiên Quang và đền Giếng.

Chi tiết em thích: “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đó, những chú bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa.” → Gợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.

2. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Dàn ý:

– Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Mở bài trực tiếp)

– Thân bài: • Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị thổi cơm

  • Hoạt động thổi cơm

– Kết bài: Chấm thi. Niềm vui sướng của người đoạt giải (Kết bài không mở rộng).

Chi tiết trong bài em thích:

Thích chi tiết các đội thi nhau lấy lửa → Gợi một công việc khó khăn, đòi hỏi sự khéo léo. 

Thích chi tiết thổi cơm và đan xen uốn lượn trên sân đình → Gợi hoạt động sôi nổi, sự phối hợp ăn ý, vẻ đẹp của hội thổi cơm.

3. Tranh làng Hồ:

Dàn ý: (Bài tập đọc là một đoạn trích chỉ có thân bài).

– Đoạn 1: Cảm nghĩ chung của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian.

– Đoạn 2: Sự độc đáo về nội dung của tranh làng Hồ.

– Đoạn 3: Sự độc đáo về kĩ thuật tranh làng Hồ.

Chi tiết em thích:

– Những chi tiết nói về kĩ thuật tranh làng Hồ → Cho thấy kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến mức tinh tế, thể hiện đậm nét văn hóa Việt Nam.

– Sự độc đáo về nội dung tranh làng Hồ → Phản ánh cuộc sống phong phú muôn màu muôn vẻ của làng quê Việt Nam.

Tiết 5

1. Nghe – viết: Bài Bà cụ bán hàng nước chè. 

– Đọc bài viết Bà cụ bán hàng nước chè, hiểu nội dung bài viết: Tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè.

– Viết đúng các từ: vắng khách, ngắm, tuổi giời …

2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết.

                           Đoạn văn tham khảo

– Bà ơi! Bà để cháu làm cho, bà vào nhà nghỉ đi! Nghe thấy tiếng gọi quen thuộc của tôi, bà ngẩng đầu lên, thong thả bảo:

– Ừ, cháu giúp bà một tay, bà cháu ta cùng làm cho xong.

   Bà nhìn tôi, đôi mắt nheo nheo vì chói nắng, cặp lông mày rậm, lốm đốm bạc của bà nhíu lại. Vừa nói bà vừa cười vui, để lộ hàm răng đen nhánh. Bà đang lom khom tưới rau, bắt sâu. Bà tôi ngoài bảy mươi tuổi rồi. Tóc trên đầu đã bạc phơ. Bà trùm một chiếc khăn vuông che đầu, chỉ còn chừa ra đôi tai to và dày như tại Phật. Bà mặc bộ quần áo vải thô, rộng thùng thình so với thân hình gầy guộc của bà. Hai má bà đã hóp, thái dương hơi nhô, tay chân có chỗ bắt đầu xương xẩu, nổi gân xanh. Bà đi đôi dép cao su đen đã mòn. Tuy lưng hơi còng, chân đi chậm hơn trước nhưng bà vẫn tham việc, chẳng mấy lúc ngồi không.

Tiết 6

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (Đã nêu ở câu 1 tiết 1).

2. Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết câu trong những đoạn văn (SGK trang 103).

Các đoạn văn đã có những từ ngữ thích hợp để liên kết câu:

Tiết 7   BÀI LUYỆN TẬP

A. Đọc thầm (SGK trang 103) (Học sinh tự đọc).

B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng:

1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?

Câu trả lời đúng:

Ý a) Mùa thu ở làng quê.

2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào?

Câu trả lời đúng:

Ý c) Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi).

3. Trong câu “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”, từ đó” chỉ sự vật gì?

 Câu trả lời đúng:

Ý b) Chỉ những hồ nước.

4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất?

Câu trả lời đúng:

Ý c) Vì hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất.

5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hóa?

Câu trả lời đúng:

Ý c) Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. 

6. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh?

Câu trả lời đúng:

Ý b) Hai từ. Đó là các từ: xanh mướt, xanh lơ.

7. Trong các cụm từ chiếc dù, chân đề, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển?

Câu trả lời đúng:

Ý a) Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển.

8. Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào?

Câu trả lời đúng:

Ý c) Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ.

9. Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu của bài văn, có mấy câu ghép?

Câu trả lời đúng nhất:

Ý a) Một câu. Đó là câu: “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó chúng ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.”

10. Hai câu “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.” liên kết với nhau bằng cách nào?

Câu trả lời đúng:

ý c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. Từ lặp lại là từ “không gian”.

Tiết 8   BÀI LUYỆN TẬP

Tập làm văn: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

                  Bài tham khảo

   Trong lớp em có bốn mươi bốn bạn, bạn nào cũng đáng yêu, nhưng em thích nhất bạn Phương Bình.

   Phương Bình năm nay vừa tròn mười tuổi. Vóc dáng cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn. Mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Bạn có khuôn mặt chữ điền, sống mũi thẳng và cao. Trên khuôn mặt bạn, em thích nhất là đôi mắt sáng và đen. Nơi đó có nét gì thông minh khó tả. Bạn luôn ăn mặc giản dị, áo sơ mi trắng, quần tây xanh, tuy đã cũ nhưng rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ xinh xinh luôn nổi bật trên cổ áo bạn. Tính tình bạn vui vẻ, hoạt bát. Phương Bình học rất chăm. Bạn học giỏi đều các môn nhưng đặc biệt là môn Toán. Trong lớp, khi cô giảng bài, bạn chăm chú lắng nghe, về nhà bạn làm lại ngay. Người ta nói: “Học đi đôi với hành” là vậy. Ở lớp, Phương Bình được chọn làm tổ trưởng. Đôi lúc kiểm bài đầu giờ, có bạn nào không thuộc bài hay đùa giỡn, bạn nhẹ nhàng nhắc nhở. Phương Bình luôn luôn giúp đỡ các bạn học yếu. Khi thì giải bài toán khó, lúc thì hướng dẫn trả lời những câu hỏi trong bài luyện từ và câu… để tất cả các bạn trong tổ đều tiến bộ. Ở nhà, ngoài việc chuẩn bị bài vở để đến lớp, Bình còn giúp mẹ làm những việc lặt vặt như quét nhà, rửa chén, nấu cơm … Bạn còn nuôi được một đàn gà béo tròn.

   Em rất mến Phương Bình. Bạn là tấm gương tốt cho em noi theo. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập tốt để xứng đáng là bạn thân của Phương Bình.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuần 28. Ôn tập giữa học kì II
Đánh giá bài viết