Đề 37 – Khởi nghĩa Lam Sơn và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Đại Việt trong Bình Ngô đại cáo.

BÀI LÀM

Là người có năng lực hồi tưởng tuyệt vời, Nguyễn Trãi có khả năng tái hiện lại tất cả diễn biến giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa. Nhưng trong bài Cáo, như ta thấy, tác giả chủ yếu tập trung khắc họa hình tượng Lê Lợi. Khắc họa hình tượng Lê Lợi, tác giả lại chủ yếu làm nổi bật đời sống tâm lí của người anh hùng. Đấy cũng chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Lúc Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo, Lê Lợi đã trở thành hoàng đế với vương miện rực rỡ hào quang chiến thắng, cần phải tái hiện lại hình tượng Lê Lợi buổi đầu khởi nghĩa, vẫn là để ngợi ca nhưng không quá mức thành xa phụ. Trong hình tượng Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa. Hình tượng Lê Lợi hiện lên qua những lời tự thuật:

Dư phân tích Lam Sơn, thê thân hoang dã.

Lê Lợi – con người bình thường từ nguồn gốc xuất thân (chốn hoang dã nương mình), đến cách xưng hô khiêm nhường (đại từ dư với nghĩa là tôi, ta, chưa phải là trẫm như sau này). Nhưng Lê Lợi là người có lòng căm thù giặc sâu sắc (há đội trời chung, thề không cùng sống), có lí tưởng hoài bão lớn (tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông), có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng (đau lòng nhức óc, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi). Qua sự tái hiện hình tượng Lê Lợi – con người bình thường và người anh hùng, tác giả đã phần nào nói lên tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Nỗi lòng Lê Lợi rất giống nỗi lòng Trần Quốc Tuấn – người anh hùng kháng Nguyên thuở trước: “Cùng căm giận trào sôi (Trần Quốc Tuấn: Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Lê Lợi: đau lòng nhức óc), cùng nuôi chí lớn (Trần Quốc Tuấn: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối. Lê Lợi: nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận), cùng một quyết tâm sắt đá (Trần Quốc Tuấn: dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ… Lê Lợi: Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi…)

Khi khắc họa hình tượng Lê Lợi, tác giả có sử dụng điển nếm mật nằm gai nói về Việt vương Câu Tiễn. Nhưng người anh hùng đất Lam Sơn hoàn toàn khác người phục thù núi Côi Kê. Lê Lợi là anh hùng kiểu Trần Quốc Tuấn. Tuy nhiên giữa hai người có những điểm khác nhau do hoàn cảnh lịch sử cụ thể đem lại. Điều cần nhấn mạnh là chính cảm hứng về truyền thống anh hùng của dân tộc đã giúp Nguyễn Trãi khắc họa thành công hình tượng người anh hùng Lê Lợi.

Với hoài bão và bầu nhiệt huyết yêu nước, mặc dù vừa khi cờ nghĩa dấy lên, chính lúc quân thù đang mạnh. Lê Lợi cũng nghĩa quân phải vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ: thiếu nhân tài, thiếu quân, thiếu lương, nhưng nhờ tấm lòng cứu nước, nhờ manh lệ chi đồ tứ tập, nhờ phụ tử chi binh nhất tâm, cuộc khởi nghĩa đã vượt qua khó khăn buổi đầu để đi đến tổng phản công giành thắng lợi.

Về lịch sử, từ năm 1418 đến năm 1424 là sáu năm gian khổ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Bình Ngô Đại Cáo chỉ nhắc đến hai sự kiện:

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần      
Khi Khôi Huyện quân không một đội.

Đó là hai sự kiện có tính chất tiêu biểu cho những khó khăn gian khổ của cuộc khởi nghĩa đồng thời tiêu biểu cho tinh thần lạc quan của người Việt Nam; lạc quan ngay trong hoàn cảnh đen tối, tin tưởng ngay khi tạm thời thất bại. Lạc quan, tin tưởng vì biết dựa vào dân, vì biết phát huy sức mạnh của dân, đặc biệt là tầng lớp manh lệ:

Yết can vi kì, manh lệ chi đồ tứ tập
Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chỉ binh nhất tâm.

Trong bản tuyên ngôn lịch sử này chúng ta lại tìm thấy lời tuyên ngôn về vai trò và sức mạnh của người dân – những người manh lệ. Đó là một tư tưởng lớn. Mãi sau này phải đến Nguyễn Đình Chiểu chúng ta mới lại thấy xuất hiện những người dân ấp, dân lân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong một bản tuyên ngôn trọng đại như Bình Ngô đại cáo, những người manh lệ được nói đến một cách công khai, trịnh trọng như vậy cũng là chưa thấy xưa nay.

Cảm hứng về lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cảm hứng mang đậm sắc thái chữ tình. Sắc thái chữ tình ấy rất phù hợp với bút pháp khắc họa hình tượng tâm trạng: Sắc thái chữ tình đã tạo nên trong đoạn văn vẫn có nội dung hồi tưởng những âm hưởng vừa hào hùng, vừa bi thiết.

Từ giai đoạn đầu khó khăn sang giai đoạn hai phản công thắng lợi là hai câu thơ có ý nghĩa như chiếc bản lề chuyển tiếp: 

Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chỉ nhân để thay cường bạo. 

Một lần nữa Nguyễn Trãi nhắc lại nguyên lí nhân nghĩa đã nêu ở câu mở đầu bài Cáo. Điều cần nói là bản dịch chưa lột tả thật đầy đủ nguyên tác. Nguyên văn: Dĩ đại nhi thắng hung tàn, dĩ chỉ nhận nhi dịch cường bạo. Dịch: thay cường bạo người ta dễ hiểu là đem chí nhân để thay thế cường bạo. Dịch: không nên hiểu là thay thế cho mà có nghĩa là thay đổi đi. Vì vậy bản chữ đó nên hiểu là: Lấy chí nhân (của ta) mà làm thay đổi đi sự cường bạo (của dịch), tức làm cho kẻ địch không còn cường bạo nữa. Hiểu như thế, chúng ta càng thấy sâu sắc hơn chủ nghĩa nhân đạo vì sự phát triển con người của nhân dân Đại Việt, của tác giả Bình Ngô đại cáo.

Sau khi nhắc lại nguyên lí nhân nghĩa là cả một đoạn văn dài khắc họa quá trình phản công thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Có thể nói sau bao suy tư, chiêm nghiệm, sau bao đớn đau, căm giận, sau bao lo lắng quyết tâm, đến lúc này tâm trạng tác giả mới thực sự hả hê, sảng khoái. Cảm hứng anh hùng ca rần rật bốc cao trong đoạn văn miêu tả chiến thắng thần tốc của nhân dân Đại Việt. Từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh nhịp điệu: tất cả đều mang bút pháp anh hùng ca. Bao trùm đoạn văn là những hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên, chiến thắng của ta: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kinh ngạc, tan tác chim muôn, trút sạch lá khô, sụt toang đê vỡ. Sức mạnh của ta: đá núi cũng mòn, nước sống phải cạn. Thất bại của địch: máu chảy thành sông, máu trôi đỏ nước, thấy chất đầy nội, thấy chất đầy đường. Khung cảnh chiến trường: sắc phong vẫn phải đổi, ánh nhật nguyệt phải mờ. Về mặt ngôn ngữ, trong nguyên văn cũng như trong bản dịch, các động từ mạnh liên kết với nhau thành những chuyển rung dồn dập, dữ dội. Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo thành hai mảng trắng, đen đối lập thể hiện cái thế, cải đã chiến thắng của ta và cái thế, cái đã thất bại của địch. Câu văn khi dài khi ngắn, biến hóa linh hoạt trên cái nền chung là nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng. Âm thanh ròn rã, hào hùng, như sóng trào, bão cuốn. Ta hãy đọc một đoạn văn, không cần đọc hết cả câu, chỉ đọc những đoạn mở đầu với liên tiếp những cụm từ chỉ thời gian:

Ngày mười tám…
Ngày hai mươi…
Ngày hai lăm…   
Ngày hai tám…   

Đó thật sự là nhịp của triều dâng, sóng dậy, hết lớp này đến lớp khác. Nhịp mạnh, dồn dập là xương sống của đoạn văn:

Gươm mài đá/ đá núi phải mòn         
Voi uống nước/ nước sông phải cạn   
Đánh một trận/ sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận/ tan tác chim muông.   

Đó thật sự là nhịp của gió lay, bão giật. 

Sự hòa quyện giữa hình tượng, âm thanh, nhạc điệu của những đoạn văn như trên đã tạo nên một bút pháp anh hùng ca có tác dụng miêu tả một cách chân thật quá trình tổng tiến công thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Xen giữa bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hình ảnh kẻ thù xâm lược:

Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía           
Lý An, Phương Chinh nín thở cầu thoát thân…
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội                 
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay tự xin hàng.   

Một tên một vẻ, mỗi đứa một cảnh nhưng đều giống nhau ở một điểm: tham sống sợ chết đến hèn nhát. Hèn nhát đến mức

Mã Ki, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập, chân run.

Mỗi tên một vẻ, mỗi đứa một cảnh, có bao nhiêu thái độ, tâm trạng thì Nguyễn Trãi có bấy nhiêu từ ngữ để biểu hiện. Quả tình ở đây, cây bút của Nguyễn Trãi cũng vẫn là cây bút thần.

Hình tượng kẻ thù thảm hại, nhục nhã càng tôn thêm khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời qua hình tượng kẻ thù hèn nhát và được tha tội chết, được tạo điều kiện để sống (đúng là dĩ chỉ nhận địch cường bạo), Nguyễn Trãi càng làm nổi bật tính chất chính nghĩa, nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Đề 37 – Khởi nghĩa Lam Sơn và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Đại Việt trong Bình Ngô đại cáo.
Đánh giá bài viết