Bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân có 40 câu, trong đó số câu của lớp 12 là khoảng 90%, lớp 11 khoảng 10%. Với cấu trúc và nội dung bài thi này, học sinh cần chú ý những điểm sau: 

– Học tất cả bài các lớp 11 và lớp 12 với đầy đủ các đơn vị kiến thức theo cấu trúc của sách giáo khoa (không học các nội dung giảm tải ở cả hai lớp).:

– Không cần phải học thuộc từng khái niệm, định nghĩa như trong sách giáo khoa, mà phải học kĩ từng đơn vị kiến thức trong bài để nhận biết và hiểu được nội dung kiến thức đó. Một nội dung kiến thức có thể được hỏi ở nhiều câu, theo nhiều cách khác nhau, nếu học sinh hiểu được vấn đề thì sẽ trả lời được câu hỏi theo các cách thức và các mức độ khác nhau, từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao. 

– Không cần nhớ tên các luật và các điều khoản trong các luật, cũng như nội dung các điều khoản, các hình phạt và mức độ xử phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và các luật khác.

– Các câu hỏi thi trong bài ở các mức độ khác nhau, trong đó câu hỏi nhận biết và thông hiểu sẽ có ở tất cả các bài học của lớp 11 và lớp 12; các cầu vận dụng thấp và vận dụng cao sẽ có chủ yếu ở lớp 12, trong một số bài nhất định: 

+ Ở mức độ nhận biết và thông hiểu, học sinh cần học để nhận biết, hiểu và làm quen với kiến thức cơ bản của bài học.

+ Ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, trên cơ sở hiểu kiến thức đã học, học sinh vận dụng vào một hoàn cảnh cụ thể để nhận xét, đánh giá được các hành vi đúng – sai, giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Các câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ vận dụng chính là các tình huống thực tiễn mà học sinh đã gặp, chứng kiến hoặc biết được trong thực tiễn đời sống ở nhà, trong khu dân cư, ở trường học hoặc ở ngoài xã hội. Các phương án trả lời cho những tình huống này được thể hiện ở thể loại trắc nghiệm khách quan. 

Như vậy, để làm bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân, học sinh cần thực hiện theo các bước:

– Học đầy đủ và học kĩ các bài trong chương trình lớp 11 và lớp 2, từ các định … nghĩa, đặc điểm đến nội dung kiến thức của từng mục, nhưng cần chú ý hơn đến các nội dung chính (chiếm phần lớn các đơn vị kiến thức), bỏ qua những nội dung phụ . như các câu dẫn (Ví dụ bài 6: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân) hoặc các cầu giải thích thêm nội dung chính.

– Luyện tập củng cố các câu hỏi nhận biết và thông hiểu trên cơ sở kiến thức đã học; vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Đối với các bài tập vận dụng, học sinh cần biết phân tích, lí giải, nhận xét, đánh giá các hiện tượng đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội, biết cách giải quyết hoặc đề xuất cách giải quyết tình huống/vấn đề của thực tiễn phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở kiến thức đã học ở mỗi bài cụ thể. Nội dung các câu vận dụng thường khai thác kiến thức ở nội dung chính của các đơn vị kiến thức bài học, không nằm ở các định nghĩa.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia năm 2021 Khoa học xã hội Tập 1 – Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân
Đánh giá bài viết