1. Đặt vấn đề:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

– Bài thơ Nam quốc sơn hà được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

2. Giải quyết vấn đề:

1. Tinh thần yêu nước được thể hiện trước hết ở ý thức về chủ quyền độc lập dân tộc và cương vực lãnh thổ.

– Sông núi nước Nam là cương vực lãnh thổ của người nước Nam, thuộc quyền cai trị của vua nước Nam. Đó là điều hiển nhiên, là một chân lí không ai có thể chối cãi được.

– Câu thơ Tiệt nhiên định phần tại thiên thư vang lên như một lời khẳng định hùng hồn, đanh thép: Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện khắng định giữa con người với con người mà còn là chuyện vằng vặc trên sách trời không thể chối cãi. Điều đó ai ai cũng phải biết, phải trân trọng.

2. Tinh thần yêu nước còn được thể hiện ở ý chí, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập tự do cho đất nước,

– Lên án hành động ngang nhiên của quân giặc, tố cáo tội ác xâm lược và sự tàn bạo, dã man của chúng. Hành động của chúng đi ngược lại với lòng dân, ý trời nên chắc chắn chúng sẽ bị tiêu diệt.

– Khẳng định ý chí, sức mạnh của con người quyết tâm đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi. Đó là sức mạnh của chính nghĩa, của lòng yêu nước nồng nàn, của ý thức tự cường dân tộc.

3. Kết thúc vấn đề:

– Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học trung đại viết về tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, tiêu biểu cho tư tưởng trung quân ái quốc.

– Bài thơ không chỉ có giá trị, ý nghĩa một thời, trong một hoàn cảnh nhất định mà nó có giá trị thiêng liêng, trường tồn trong lòng con người.

BÀI LÀM

“Nam quốc sơn hà” là áng thiên cổ hùng văn mà chúng ta không ai không thể không biết đến. Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thành văn đầu tiên đã làm sáng lên một chân lí bao trùm mọi thời đại, một tinh thần yêu nước vô cùng cao đẹp.

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chống quân nhà Tống. Ông không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.

Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết câm đầu sang xâm lược nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm chặn chúng lại bên bờ sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể lại rằng một đêm nọ tại đền Trương Hồng, Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước), quân sĩ nghe văng vẳng có tiếng ngâm bài thơ này. Bài thơ đã góp phần khích lệ tinh thần binh sĩ của ta quyết tâm đánh tan quân xâm lược, buộc chúng phải rút chạy về nước năm 1077.

Bài thơ “Sông núi nước Nam” thể hiện niềm tin và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của quân dân ta có thể tiêu diệt bất cứ kẻ thù nào dù hung hãn dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế bài thơ có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, đề cao tinh thần yêu nước, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang.

Hai câu đầu, Lý Thường Kiệt đã khẳng định tư tưởng tự do và quyền bình đẳng của nước Nam:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư .

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Một chân lí đã được tạo dựng: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Chân lí vẻn vẹn chỉ có bấy nhiêu nhưng ý nghĩa không dừng lại ở đó.

Tác giả đã xưng nước Nam với chủ ý bác bỏ sự khinh miệt, coi đất nước ta là quận huyện của chúng. coi dân tộc ta là “một lũ người man di mọi rợ”. Đất nước Nam đã có vua Nam (Nam để cai trị. Cách xưng hô như vậy đã thể hiện thái độ tự khẳng định cùng thể hiện một tư thế tự hào, hiên ngang, làm chủ đất nước một cách tuyệt đối. Ta như gặp lại tự tưởng này trong lời tuyên bố hào hùng của đại thi hào Nguyễn Trãi:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Hay trong bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, Người đã nhấn mạnh quyền bình đẳng, quyền tự do của mọi người trên thế giới bằng việc trích dẫn | lời nói bất hủ của bản Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyên ấy có quyền sông, quyên tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Để minh chứng cho lời nói của mình, Lý Thường Kiệt đã đưa ra minh chứng:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Rành rành định phận ở sách trời)

Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vì sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều ấy là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho sức khẳng định của chân lí lại tăng thêm nhiều bậc. Trong sách trời đã chia xứ sở, nước Nam có riêng một bờ cõi. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện khẳng định giữa con người với con người mà còn là chuyện vằng vặc trên sách trời không thể chối cãi. Điều đó ai ai cũng phải biết, phải trân trọng. Vậy mà:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

(Giặc dữ cớ sao lại xâm phạm)

Câu hỏi mang thái độ vừa ngạc nhiên lại vừa khinh bỉ. Ngạc nhiên là vì sao quân lính của Bắc quốc thiên triều mà lại dám coi thường mệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là giặc dữ, là lũ cướp nước phản nghịch nghịch lỗ). Tác giả đã gọi chúng là “nghịch lỗ” tức đã đặt mình vào tư thế chủ nhà cao vòi vọi, tin mình có đầy đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải. Tội ác của chúng chồng chất không thể tha thứ. Chúng bất chấp mọi thứ, không trừ mọi thủ đoạn để giày xéo, cướp phá. Nguyễn Trãi đã viết:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ

… Trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Nước Đông Hải không rửa sạch mùi

(Bình Ngô đại cáo)

Câu thơ cuối cùng:

“Như đẳng hành khan thủ bại hư” .

(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

 Ở trên, tác giả đã gọi quân xâm lược là giặc. thì tới câu này tác giả đã gọi đích danh như chúng có ở ngay trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì bề trên gọi con cháu nhưng lại không mang sắc. thái thân mật mà lại là lời cảnh cáo: chúng mày nhất định phải tan vỡ. Câu nói như một lời khẳng định, như dự báo kết quả đã được sắp đặt từ trước. Và kết quả sẽ là chúng bay sẽ tự chuốc lấy thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là không thể chối cãi bởi chúng là những kẻ dám xâm phạm những điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người. Câu thơ còn bộc lộ niềm tin mãnh liệt trên dưới đồng lòng của quân dân ta và niềm tin, niềm tự hào cao vút.

Bài thơ đã được ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể nhằm một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang hồi gay go (quyết liệt. Nhưng tính chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó không định chủ quyền độc lập của nước Nam .. là bất khả xâm phạm. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, tác gia đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính. chất phi nghĩa của hành động xâm lược.

Nhà thơ khẳng định chủ quyền của nước Nam là chân lí không có gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt Nam đã kiên cường chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

Giaibai5s.com

Đề số 2: Tinh thần yêu nước trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt – Văn mẫu lớp 7
4.2 (84.14%) 58 votes