A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

   Chương đầu tiên của Vật lí lớp 10 là Động học chất điểm trong chương này, ta sẽ nghiên cứu các dạng chuyển động cơ bản nhất của các vật thể. Bài đầu tiên ta nghiên cứu chuyển động đơn giản nhất gọi là chuyển động cơ

   Học xong bài học này ta phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

– Nêu được chuyển động cơ, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian là gì.

– Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong hệ quy chiếu đã cho.

B. HỌC BÀI Ở LỚP

I. CHẤT ĐIỂM. CHUYỂN ĐỘNG CƠ

1. Chất điểm: Khi khảo sát chuyển động của một vật nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi thì khi đó ta có thể bỏ qua kích thước của vật và coi vật như một điểm.

   Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).

   Ví dụ: Khi khảo sát một đoàn tàu hỏa chuyển động trên đoạn đường dài giữa | hai ga chẳng hạn khi đó kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi giữa hai ga thì khi đó ta có thể coi đoàn tàu như một điểm. Nếu khảo sát đoàn tàu hỏa chuyển động trên sân ga chẳng hạn khi đó kích thước của nó không thể bỏ qua so với độ dài đường đi thì khi đó ta không thể coi đoàn tàu như một điểm.

2. Chuyển động cơ: Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

   Ví dụ: Một ô tô chạy trên đường thì vị trí của xe đó so với các vật khác như mặt đường, cây cối xung quanh… thay đổi theo thời gian, đó là một chuyển động cơ.

3. Quỹ đạo: Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động.

   Ví dụ: Khi ta ném xiên một hòn đá thì hòn đá vạch nên một đường cong đó là quỹ đạo mà sau này ta biết đó là một đường parabốn.

II. CÁCH XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA VẬT TRONG KHÔNG GIAN

1. Vật làm mốc và thước đo: Nếu đã biết đường đi (quỹ đạo) của vật, ta chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên đường đó là có thể xác định được chính xác vị trí của vật bằng cách đó chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

2. Hệ tọa độ: Hai đường thẳng Ox, Oy vuông góc với nhau tạo thành một hệ trục tọa độ vuông góc (gọi tắt là hệ tọa độ). Điểm O là gốc tọa độ.

III. CÁCH XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TRONG CHUYỂN ĐỘNG

1. Mốc thời gian và đồng hồ: Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần chọn một mốc thời gian (hay gốc thời gian) và dùng một đồng hồ để đo thời gian.

2. Hệ quy chiếu: Một hệ quy chiếu gồm:

– Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc đó và một thước đo.

– Một mốc thời gian và một đồng hồ.

Chú ý:

• Ta cần phân biệt vị trí của một vật và khoảng cách giữa hai điểm.

• Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục toạ độ).

• Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí trên (mốc thời gian và đồng hồ).

Bài giải

Nguồn website giaibai5s.com

Phần I. Cơ học-Chương I. Động học chất điểm-Bài 1. Chuyển động cơ
Đánh giá bài viết