Thông thường, người ta dễ nảy sinh thái ghen tị, mặc cảm, tự ti khi chứng kiến tài năng hay sự thành đạt của người khác. Và ngược lại, người có tài năng hay được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã khêu gợi sự suy nghĩ để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước tình huống đó ở mỗi người đọc. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.

– Có thể nói rằng cô em gái trong truyện là nhân vật chính, vì đó là đối tượng quan sát và nói đến trong suốt cả truyện qua lời kể của nhân vật kể chuyện – người anh. Nhưng đọc kĩ truyện, ta thấy trọng tâm chú ý của tác giả không phải ở chỗ khẳng định năng khiếu hay ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em gái có tài năng hội họa mà chủ yếu là diễn tả, phân tích tâm trạng người anh trước tài năng và sự thành công của em gái mình. Vì vậy, trong truyện này, cả người anh và cô em gái đều là nhân vật chính, nhưng người anh là nhân vật trung tâm vì giữ vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.

– Diễn biến tâm trạng của người anh rất phức tạp: thoạt tiên là ngỡ ngàng (vì không ngờ lại có bức tranh như thế), rồi tiếp đến là hãnh diện (vì trong bức tranh của em gái, người anh thấy mình hoàn hảo quá, đẹp quá), sau đó là xấu hổ (vì nhận ra thiếu sót của mình).

Bức chân dung của người anh đẹp bởi nó được vẽ bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. Người anh hiểu rằng, những ngày qua mình đối xử không tốt với em, không xứng đáng với niềm hãnh diện của em dành cho mình. Người anh xấu hổ trước tài năng và lòng nhân hậu của cô em gái. Xấu hổ chính là lúc người anh thức tỉnh, nhận ra được những thiếu sót của mình, vượt qua lòng đố kị, tự ái, sự tự ti để hoàn thiện nhân cách.

– Truyện được kể qua cái nhìn và tâm trạng của nhân vật người anh. Việc chọn điểm nhìn này có nhiều tác dụng, mà điều chủ yếu là cho phép tác giả có thể khám phá và biểu hiện một cách tự nhiên tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật người anh. Đồng thời, nhân vật cô em gái cũng được hiện dần lên qua sự đổi thay của cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật người anh trai, để đến cuối truyện mới bộc lộ đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn và lòng nhân hậu.

Đề 30: Suy nghĩ về văn bản Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
4.8 (96.92%) 13 votes