Đề 58 – Đọc đoạn trích Thề nguyền (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

BÀI LÀM

Trong tác phẩm Truyện Kiều, con gái đầu lòng nhà Vương viên ngoại gặp ba người đàn ông và có đến ba mối tình kết giao gắn bó. Nhưng tính chất khác hẳn nhau. Nếu với Thúc Sinh là mối tình bèo nước, với Từ Hải là mối tình nhờ cây – nghĩa là do cảnh ngộ mà nên thì với Kim Trọng nó trong ngần như trăng đầu tháng. Có thể nói Thúy Kiều yêu chàng trai “Phong tư tài mạo tót vời” ấy ngay từ phút đầu gặp gỡ. Chỉ một ý nghĩ mơ hồ đã e ấp làm sao “Người đầu gặp gỡ làm chi – Trăm năm biết có duyên gì hay không?”. Không chỉ thế, nó còn là mối tình đầu. Không phải ngẫu nhiên mà mười lăm năm lưu lạc về sau, trong sâu thẳm của lòng nàng nỗi nhớ cha mẹ lúc nào cũng song hành với nỗi nhớ chàng Kim. Đó là chỗ dựa tinh thần gần như duy nhất để có thể an ủi nàng, chia sẻ cùng nàng trong cảnh “hoa trôi bèo dạt” góc bể chân trời.

Đồng cảm với tình yêu, trân trọng tình yêu, dụng công của tác giả Truyện Kiều là ghi nhận những rung động của hai trái tim có cùng một nhịp đập. Và ông đã thành công. Để mối tình ấy sống mãi với thời gian. Còn riêng với thân phận nàng Kiều, nó như một điểm sáng lung linh đối lập với bóng tối của chính cuộc đời nàng sau đó. Ở đây phải ghi nhận những sáng tạo bậc thầy của Nguyễn Du.

Để hiểu đúng cuộc gặp gỡ quan trọng này, cần trở lại bối cảnh, cốt truyện. Đây là cuộc hội ngộ lần thứ ba. Trong hai lần trước, tình yêu của họ đã gieo hạt nảy mầm. Từ “Người quốc sắc, kẻ thiên tài – Tình trong như đã mặt ngoài còn e” đến lời hứa hẹn trong một buổi sáng đẹp trời. Trao và nhận kim thoa là trao và nhận lòng vàng. Nhưng khi đã “Một lời gắn bó tất giao” rồi cả hai không còi cách nào liên lạc được với nhau nữa. Thế là: 

Sông Tương một dải nông sở
Bên trong đầu nọ, bên chờ cuối kia
Một tường tuyết trở sương che
Tin xuân đâu dễ đi về cho năng.

Một tâm trạng chia đôi, một nỗi mong nhớ chia đôi, một nỗi niềm bồn chồn như lửa đốt. Nhưng rồi thật may: trời cũng chiều người. Một cơ hội đột nhiên xuất hiện: nhà Thuý Kiều, cha mẹ và hai em đi vắng. Thế là không còn gì ngăn cản cũng không thể kìm lòng được nữa, người con gái đang yêu ấy làm một cái việc mà xưa nay chưa ai dám làm:

Cửa ngoài vội rủ rèm the
Xăm xăm bằng lối vườn khuya một mình.

Trước hết, vai trò chủ động lần này thuộc về Thuý Kiều. Nàng đi theo con đường mà trái tim mách bảo. Mà trái tim bồng bột và thơ ngây ấy mới mạnh mẽ làm sao! Mạnh mẽ và dứt khoát trong hành động buông rèm khép cửa, trong cái dáng điệu “xăm xăm” và cả trong ý nghĩ nữa. Trong xã hội cũ, người con gái thường ở vào vị trí phụ thuộc, phụ thuộc vào người khác, kể cả chuyện hôn nhân, phụ thuộc cả vào hoàn cảnh, vì họ “liễu yếu đào tơ”. Thế nhưng trong Truyện Kiều có người con gái dám vượt qua cả hai trở ngại ấy. Thứ nhất Kiều đã vượt quyền cha mẹ. Ngay trong lần gặp thứ hai khi Kim Trọng ngỏ lời, Kiều đã | băn khoăn do dự vì một đạo lí thông thường: “Dù khi lá thắm, chỉ hồng – Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha”. Thế mà giờ đây, nàng đã quên chính cái điều mình nói. Câu thơ “Cửa ngoài vội rủ rèm the là khép lại một không gian mà cũng như khép lại mọi thứ phép tắc buộc ràng. Đó là sự khắt khe của lễ giáo. Thứ hai là hoàn cảnh thân gái đêm khuya với bao nhiêu rình rập khôn lường. Sau này khi trốn khỏi nhà Hoạn Thư cũng là cảnh đêm khuya thân gái ấy, nàng đã vô cùng sợ hãi: “Canh khuya thân gái dặm trường – Phần e đường sá phần thương dãi dầu”. Nhưng lúc này dù “vườn khuya một mình” nhưng khác hẳn. Bạo dạn, tự tin và không sức mạnh nào cản nổi. Thậm chí lối vắng, vườn khuya còn như một sự đồng tình. Cứ thế nàng Kiều từ cõi thực bước vào cõi mộng:

Nhật thưa sương gọi đầu cành
Ngọn đèn trống lọt trưởng huỳnh hắt hiu!

Cõi thực thì như ta vừa nói. Đó là lối cỏ, vườn tược, cả cánh cửa vừa khép phía sau. Còn cõi mộng chính là cảnh cửa đang khép hờ phía trước. Đằng sau cái đánh cửa khép hờ này là cả một thế giới thần tiên. Hơn ai hết nàng hiểu trái tim mình ở đó. Không biết Nguyễn Du có dụng ý gì không khi miêu tả đến hai tầng ánh sáng: ánh trăng và ánh đèn: ánh trăng thuộc về thiên nhiên, còn ánh đèn thuộc về cuộc sống con người. Riêng ánh đèn trong ca dao thường dùng để chỉ nỗi niềm thương nhớ: “Khăn thương nhớ ai”. Vùng ánh sáng này chính nó mới tạo cho thiên nhiên một chất thơ, chất nhạc là “Nhặt thưa sương gọi đầu cành”. Đành rằng trong Truyện Kiều thiên nhiên ít khi vô cảm. Nhưng cách bộc lộ tình cảm như ở đây thì chỉ có những trái tim yêu mới có.

Còn với Kim Trọng lúc này, có lẽ khác với nàng Kiều, chàng lại từ trong mộng bước ra. Giấc ngủ chập chờn, mộng mị của chàng được nhấn đi nhận lại trên nhiều khía cạnh. Có đến sáu câu thơ nói về trạng thái giấc mơ ấy. Trước hết là giấc mơ sinh học:

Sinh vừa tựa án thiu thiu
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê. 

Tỉnh, mê, thức, ngủ là những khái niệm vốn đối lập nhau. Nhưng ở đây đường ranh giới ấy không hề rõ rệt. Khoảng cách để phân biệt chúng hết sức mong manh. Còn cái gì tạo nên hiện tượng ấy chúng ta đã rõ. Thì ra hạnh phúc mà chàng có được, nó viên mãn quá, lớn lao quá, nhất là nó đột ngột quá, nó xáo lộn cả bữa ăn giấc ngủ thông thường. Còn sự tỉnh thức của Kim Trọng sau đó cũng là một sự tỉnh thức trong mơ:

Tiếng sen sẽ động giấc hoè
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.

Có bóng người đẹp hiện ra, nhưng trong trạng thái thực mộng đan xen này, bóng người với bóng trăng hình như đã nhập vào nhau làm một. Có một cái gì thật lãng đãng, gần xa khó lòng nắm bắt. Đó là hình ảnh. Riêng câu thơ cả âm thanh cũng rất mơ hồ. Bởi bước chân của nàng Kiều khẽ khàng quá. Chỉ như một chiếc lá rơi, một cơn gió thoảng. “Giấc hoè” thực nghĩa chỉ là giấc mơ. Thế mà âm thanh nhẹ như hơi thở cũng chỉ là “sẽ động”. Khi giấc mơ “sẽ động” thì cái tâm thế mơ màng này không phân biệt bóng trăng với bóng người cũng phải. Cho cả khi cái bóng người nhoà nhạt đã định hình, đã có khả năng nhận diện được nghĩa là Kim Trọng đã biết đó là ai, chàng vẫn đinh ninh rằng tất cả không phải là sự thật. Hình như có một thế giới lạ lẫm hiện ra mà người nhìn không khỏi phân vân, ngơ ngác:

Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần,
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

Bốn câu thơ sau đó là của Thúy Kiều. Rõ ràng là như thế nhưng với giấc mơ của Kim Trọng nó cứ như một thứ vĩ thanh, một chập chờn thức ngủ nối dài:

Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Vậy giấc mơ của Kim Trọng có đến hai tầng nghĩa. Một đó là “giấc mộng đêm xuân” giấc mơ của tình yêu có thật. Và thứ hai: hạnh phúc tưởng như đã cầm chắc ở trong tay chỉ là một ảo ảnh. Không phải ngẫu nhiên mà khi định tính cho giấc mơ, Nguyễn Du dùng đến hai lần điển tích. Và cả hai đều nói đến những giấc mộng hão huyền, Cả “giấc hoè” cả thần nữ núi Vu Sơn. Chính vì thế nhà thơ mới để cho Kim Trọng, Thuý Kiều biết quý giá những gì có thật. Cái có thật ấy là tình yêu của họ bây giờ. Tám câu thơ cuối đoạn trích tuy chỉ còn là nghi thức cắt tóc, thề nguyên theo mạch văn tự sự. Họ nói đến ước mơ son sắt, chung thuỷ trọn đời. Nhưng Nguyễn Du đã không chỉ là người kể chuyện. Thái độ đồng cảm, vun vào cho đôi trẻ của nhà thơ là ông đem đến cho họ một vầng trăng. Thật ra, vầng trăng cũng là một cách thức cho những người yêu nhau hẹn non thề biển. Nhưng có điều lạ là vầng trăng ấy trong những câu trước còn thấp thoáng ẩn hiện khi Thuý Kiều nhìn xuống. Còn bây giờ nhìn lên, nó trọn vẹn đinh ninh như một người chứng giám:

Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Trân trọng một tình yêu như thế. Nguyễn Du đã đứng hắn về phía quyền sống của con người. Trong một xã hội phong kiến khắt khe là thế, nhận thức của nhà thơ, quan điểm của nhà thơ cởi mở biết bao. Không chỉ với người con gái là Thuý Kiều mà cả thân phụ của nàng sau đó biết chuyện đã không một lời oán trách mà chỉ biết cảm thương. Chỉ có điều đứt ruột là với Thuý Kiều, Kim Trọng: mộng đẹp đã không thành. Tất nhiên lỗi không phải do họ. Lỗi ở trời xanh bởi “Trời xanh quen thói mà hồng đánh ghen”. Lỗi ở “ông tơ”: “Ông từ ghét bỏ chi nhau”. Nhưng thật ra đằng sau cái thế lực vô hình ấy là bao nhiêu cái xấu và cái ác hoành hành. Chúng thù địch với con người, với hạnh phúc của con người. Đó là một xã hội đầy rẫy bất công và áp bức.

Đề 58 – Đọc đoạn trích Thề nguyền (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Đánh giá bài viết