1. Đọc bài văn sau (cái nón SGK trang 11, 12) và trả lời câu hỏi: 

a) Xác định đoạn kết bài:

Má bảo: “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền”. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì như thế nón dễ bị méo mình. 

b) Theo em, đó là kiểu kết bài nào?

Đó là kiểu kết bài mở rộng: Nói lời mẹ dặn và ý thức giữ gìn, bảo quản cái nón của bạn nhỏ.

2. Cho các đề sau:

a) Tả cái thước kẻ của em. 

b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em. 

c) Tả cái trống trường em. Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên.

Tham khảo các kết bài mở rộng sau: 

a) Tả cái thước kẻ của em:

Thước! Người bạn nhỏ của em, đã cùng em chăm chỉ học tập. Thước giúp em kẻ những đường thẳng, kẻ hết bài học, kẻ những điều cần lưu ý. Mỗi lần dùng xong, em đều lấy khăn lau sạch sẽ rồi cất “người bạn nhỏ” vào “căn buồng” trong cặp. 

b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em: 

 Em rất yêu cái bàn học của mình, vì nó đã gắn bó với bao buồn vui trong cuộc đời đi học của em. Nó mãi mãi là người bạn tri kỉ, dù sau này lớn lên, không thể dùng được cái bàn này nữa, nhưng em sẽ giữ gìn nó cẩn thận vì nó là người bạn thân thiết của em thời thơ ấu. 

c) Tả cái trống trường em:

Ngày ngày tiếng trống cứ đều đặn vang lên như thúc giục cho hoạt động thi đua “Dạy tốt, học tốt” của nhà trường. Cái trống đã trở thành người bạn gắn bó với em và các bạn. Em không thể quên được những âm thanh rạo rực thiêng liêng của nhịp trống trường đầy cảm xúc ấy.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng việt lớp 4 tập 2 – Tuần 19 – Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn
Đánh giá bài viết