HƯỚNG DẪN 

Do có nhiều sự ràng buộc bởi những quy định về luật thơ, về thanh, về số chữ, nên bản dịch thơ chưa hoàn toàn lột tả hết được sự tinh tế trong bài thơ Mộ nguyên tác. Có thể nhận ra điều đó khi đọc kĩ lại toàn bộ câu chữ và ý tình ở câu thừa và câu chuyển. Câu thơ Cô Vân mạn mạn độ thiên không vốn vừa tả vừa ẩn thoảng nỗi niềm của lòng người trước bầu trời chiều, đã được dịch là Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Câu thơ dịch đã vô tình chưa chuyển hết được đến người đọc sắc thái tình cảm ẩn chứa trong từ cô – sự lẻ loi cô độc của chòm mây hay cũng chính là nỗi cô đơn của lòng người. Câu chuyển Sơn thân thiếu ma bao túc, được dịch thừa chữ tối: Cô em xóm núi xay ngô tối. Nguyên tác bài thơ không có chữ “tối” mà bóng tối của cảnh vẫn mênh mang đến với liên tưởng của người đọc qua sự vận động của cánh chim chiều, qua vòng xoay của cối xay ngô. Dẫu còn có đôi chút khác biệt ở vài câu chữ, xét một cách tổng thể thì bản dịch thơ đã chuyển tải được những đặc sắc về nghệ thuật cũng như ý tưởng của bài thơ nguyên tác.

ĐỀ 259: Nhận xét của anh (chị) về sự thành công của bản dịch thơ Chiều tối (so với bài Mộ trong nguyên tác).
Đánh giá bài viết