HƯỚNG DẪN 

Mong muốn đến khao khát của nhà thơ là ôm chặt cuộc sống đang mơn mởn vào lòng. Ý tưởng đó được diễn tả rất Xuân Diệu, ở cái vội vã, ở cái nồng nàn, ở cả cái đắm say mà tỉnh táo nữa. Còn gì tỉnh táo hơn khi nội dung đoạn thơ lách ra bao ý nhỏ với chủ ngữ, vị ngữ rạch ròi, ý nọ nối tiếp ý kia có từ chuyển tiếp… Nhưng sự cuồng nhiệt mới chỉ là phần nổi. Quả như nhan đề bài thơ, đoạn kết này đã lãnh một sứ mạng là đỉnh điểm, là cái tứ được kết tinh. Do vậy mà cảm xúc đạt đến cao trào. Tính cao trào thể hiện cũng vô cùng đa dạng. Khi thì là tiếng gọi tự thân với âm điệu giục giã bổn chồn (“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”), khi thì hai cánh tay vươn ra như tấm lòng mở rộng (Ta muốn riết, Ta muốn say, Ta muốn thâu), lúc lại là một mạch thơ tưởng như đã ổn định, an bài lại trào lên một lần nữa (Và non nước… Cho chếnh choáng… Cho no nê). Và cuối cùng, một lần nữa mùa xuân được hình tượng hoá. Từ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” đến câu kết bài thơ đã diễn ra một sự vận động. Không còn có thể “vội vàng một nửa” mà chỉ có lăn xả. Không chỉ “ôm”, chỉ “siết”, chỉ “thâu” mà phải là: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”.

ĐỀ 225: Đoạn cuối của bài thơ Vội Vàng diễn tả mong muốn, khao khát của nhà thơ như thế nào, có thể coi đó là cao trào của cảm xúc hay không?
Đánh giá bài viết