HƯỚNG DẪN

 Tương ứng với nội dung, bài thơ có thể chia làm hai phần.

– Phần đầu (Từ đầu đến Chẳng bao giờ nữa): Bày tỏ niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng.

+ Niềm ngất ngây: Con người đắm đuối trước cảnh sắc trần gian đang bày ra trước mắt như một bữa tiệc lớn dành cho giác quan và tâm hồn. Cả một thiên đường trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú đang mở ra chờ đợi sự thưởng thức.

+ Vì sao phải sống vội vàng: Vì đời người ngắn ngủi, kiếp người mong manh trong sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian.

Nội dung triết luận của phần dầu là việc lập thuyết “vì sao phải vội vàng”. Dưới con mắt của Xuân Diệu, trần thế là thiên đường trên mặt đất với bao vẻ đẹp và tình yêu. Vẻ đẹp và tình yêu ấy chỉ gắn với tuổi trẻ mà tuổi trẻ lại trôi quá nhanh. Phải vội vàng lên kẻo thời gian sẽ lấy đi tất cả. Đây là một triết lí sống nhân văn và tích cực.

– Phần hai (Phần còn lại): Nêu cách thực hành” quan điểm sống vội vàng: Nội dung triết luận nghiêng về “thực hành” (“vội vàng” là phải thế nào?). Sống vội vàng là phải chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đây với từng phút giây của sự sống, sống bằng tất cả tâm hồn để tận hưởng những gì đẹp nhất của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ.

ĐỀ 226: Bài thơ Vội vàng có sự kết hợp hài hoà giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc – nói cách khác là có sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí – theo hướng làm nổi bật luận đề cần phải sống vội vàng để tận hưởng vẻ đẹp của đất trời và cuộc đời. Hãy chỉ ra điều đó qua bố cục của bài thơ.
5 (100%) 1 vote