HƯỚNG DẪN

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua” là một cách định nghĩa thời gian tâm trạng. Ở lớp nghĩa thứ nhất: mùa xuân tượng trưng cho những gì đẹp nhất của cuộc đời. Nhưng nó luôn vận động, chứ không dừng lại dù chỉ là một phút, một giây. Bởi vậy cảm nhận nuối tiếc ở nhà thơ đã nhìn ra cái đến đồng nghĩa với cái đi của nó. Ở lớp nghĩa thứ hai: mùa xuân của thiên nhiên với tuổi trẻ của một đời người không song hành vĩnh viễn. Chính độ so le này dẫn đến tâm trạng trên đây. Điều đáng nói là nỗi niềm ấy ở nhà thơ được giãi bày chân thành đến xót xa đau đớn trong cái nghịch lí bất công “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật”. Nhà thơ nói về cuộc tiễn đưa thật lưu luyến, bùi ngùi. Thời gian vốn chỉ là một khái niệm, nhưng dường như đã có tâm hồn. Nó không còn vô cảm, dửng dưng (“Mùi tháng năm đều rớm bị chia phôi”). Một cơn gió cũng là một cái đẹp và buồn (“Con gió xinh thì thào trong lá biếc”), một tiếng chim như tiếng nấc đau thương…

ĐỀ 224: Tại sao tác giả lại viết “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương – qua”? Cách định nghĩa về thời gian ở đây có gì đặc sắc?
Đánh giá bài viết