HƯỚNG DẪN 

1. Nội dung:

– Cần hiểu rõ khái niệm bi kịch. Bi kịch của nhân vật Hộ trong Đời thừa là bi kịch của một người có tài nhưng lại trở thành người thừa, tốt hoá thành xấu, nhân hậu hóa thành tàn nhẫn, cao thượng trở thành nhỏ nhen, muốn vươn lên mà bị vùi dập.

– Để phân tích nỗi đau khổ của Hộ, cần chỉ ra tài năng, lí tưởng nghệ thuật chân chính của Hộ, quan điểm sống của Hộ, chỉ ra mâu thuẫn mà Hộ đang mắc phải.

– Từ phân tích nỗi đau tinh thần của Hộ, bài làm cần khái quát tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao khi viết Đời thừa. 

 Kiểu bài: phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học theo định hướng. 

2. Lập dàn ý : 

a. Mở bài:

 – Đời thừa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao viết về Hộ – một trí thức nghèo trong xã hội cũ, có khát vọng, có hoài bão, có lòng nhân hậu nhưng đã bị cuộc đời nghiệt ngã níu kéo, vùi dập trở thành Đời thừa.

– Giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của tác phẩm.

b. Thân bài:

1. Hộ là một nhà văn chân chính, có hoài bão nghệ thuật, có lẽ sống nhân đạo. Hộ là một nhà văn chân chính, có hoài bão nghệ thuật.

– Sẵn sàng hi sinh tất cả vì sự nghiệp văn chương: tôi say mê văn nên mới khổ, ấy thế mà tuy có khổ thì khổ thật, nhưng…

– Viết văn là một lao động nghệ thuật công phu và sáng tạo: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào…; văn chương không cần đến những người thợ khéo tay

– Viết văn là một trách nhiệm cao cả với mục đích là xây dựng tình thương và sự bác ái giữa loài người: Một tác phẩm thật giá trị, phải biết vượt lên tất cả bờ cõi và giới hạn.

* Hộ là người có lẽ sống nhân đạo.

– Hộ quan niệm Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ… Chính vì quan điểm sống đầy nhân ái này, Hộ đã lấy Từ vì muốn cứu danh dự của Từ.

– Vì muốn giữ lấy tình thương, vì cuộc sống của vợ con, Hộ đã hi sinh hoài bão nghệ thuật. Hắn có thể hi sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỉ…

2. Bi kịch của đời Hộ.

– Phải từ bỏ hoài bão nghệ thuật.

+ Hộ không thể viết được những tác phẩm văn học mình đã mơ ước, đã khát vọng vươn tới mà phải viết những tác phẩm cẩu thả, dễ dãi: Phải cho in nhiều cuốn văn viết vội, phải biết những bài báo người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. 

+ Hộ luôn sống trong đau khổ, dằn vặt, thấy mình là bất lương, đê tiện, thấy mình chỉ là kiếp đời thừa.

– Phải chà đạp lên lẽ sống tình thương của chính mình.

+ Yêu thương vợ con, có trách nhiệm với vợ con, nhưng vì cuộc sống, vì những bức xúc trong nghề nghiệp, Hộ đã đối xử tàn bạo với vợ con, xúc phạm nặng nề đến người vợ mà anh ta rất đỗi yêu thương.

ĐỀ 162: Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao.
Đánh giá bài viết