NGƯỜI VÀNG THỨ BA

Trước đây, có sứ giả một tiểu quốc đến Trung Quốc tiến công ba tượng người càng giống nhau, toả hào quang rực rỡ, khiến hoàng đế Trung Quốc vô cùng thích thú.

Nhưng sứ giả tiểu quốc này lại đặt ra một câu hỏi hóc búa:

– Xin hỏi bệ hạ, trong ba người vàng này, người nào có giá trị nhất?

Hoàng đế tìm đủ mọi cách, mời thợ châu báu đến kiểm tra, cân trọng lượng, xem cách gia công, nhưng cả ba tượng vàng đều giống hệt nhau. Làm thế nào đây? Dường đường là thiên triều thượng quốc, không lẽ ngay cả việc nhỏ này cũng không biết.

Cuối cùng không còn cách nào khác, hoàng đế bèn mời Thiền sư Hộ quốc đến, hi vọng ông có thể tận dụng thần thông để giải quyết vấn đề khó khăn này.

Hoàng đế mời sứ giả đến đại điện, thấy Thiền sư cầm ba cọng cỏ trong tay. Ông nhét cọng cỏ vào trong tai người càng thứ nhất, cọng cỏ từ tai này xuyên qua tai bia. Ở người càng thứ hai, cọng cỏ thò ra từ miệng. Ở người càng thứ ba, cọng cỏ cắm vào rơi luôn xuống bụng, không có động tĩnh nào.

Thiền sư nói:

– Người càng thứ ba có giá trị nhất.

Sứ giả im lặng không nói gì, đáp án chính xác đúng là như vậy.

(Trích Câu chuyện nhỏ – Đạo lí lớn, NXB Tôn giáo, 2010)

Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

GỢI Ý LÀM BÀI

Người viết có thể có những suy nghĩ riêng về nội dung câu chuyện, cũng có thể trình bày dưới nhiều hình thức lập luận khác nhau. Song cần đảm bảo những yêu cầu sau:

1. Hình thức lập luận cần chặt chẽ, các luận điểm vừa bổ sung, vừa thống nhất, làm rõ cho nhau. Có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều thao tác lập luận để nghị luận.

2. Không thoát li khỏi nội dung câu chuyện, cần dựa vào văn bản để tìm ra vấn đề cần nghị luận.

+ Người có giá trị nhất không hẳn là người nói hay nhất, còn phải xem anh ta có biết nghe không.

+ Biết nói cũng quan trọng, nhưng biết lắng nghe còn quan trọng hơn. Một người luôn đặt vị trí của mình xuống thấp hơn người khác, như biển kia tiếp nhận cả những dòng chảy nhỏ để trở nên đầy ắp mênh mông. Lắng nghe cũng là khiêm tốn thận trọng, đối tốt với mọi người.

+ Biết lắng nghe mới là bản chất cơ bản nhất của người trưởng thành. Cần biết nghe, nghe nhiều nói ít. Ông trời ban cho chúng ta hai cái tai và một cái miệng chính là vì vậy. Cũng không nên nghe tai nào ra tai ấy như người vàng thứ nhất, cũng không phải nghe gì nói nấy như người vàng thứ hai, mà nghe xong cũng cần để những điều nghe được rơi xuống bụng (để suy xét cẩn thận) như người vàng thứ ba mới là giá trị nhất.

ĐỀ 15 – Câu chuyện Người vàng thứ ba gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
Đánh giá bài viết