I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

   Đặc điểm cấu tạo hình ống của xương làm cho xương nhẹ và vững chắc. Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực.

   Quan sát hình 8.5 SGK, cho biết vai trò của sụn tăng trưởng:

Xương dài ra nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng. 

Kết luận về thành phần và tính chất của xương từ 3 thí nghiệm:

1. Ngâm xương đùi ếch trưởng thành trong dung dịch HCl 10%. Sau 10-15 phút lấy ra, uốn xương, thấy xương uốn cong được dễ dàng, do bây giờ trong xương chỉ còn chất cốt giao làm xương có tính đàn hồi (xương đã mất muối canxi).

2. Đốt 1 xương đùi ếch khác (hoặc một mẫu xương bất kỳ) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên sau đó bóp nhẹ phần xương đã đốt cháy thây xương bở ra.

3. Bỏ xương đã bóp đó vào dung dịch axit, quan sát và kết luận:

– Quan sát thấy sủi bọt khí đó chính là khí CO, trong phản ứng HCl tác dụng với muối canxi

– Kết luận: Thành phần hoá học của xương (ngoài chất cốt giao) có muối khoáng (muối canxi) làm cho xương cứng chắc.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1.

– Sắp xếp các chức năng phù hợp cấu tạo ở bảng:

Các phần của xương Chức năng Trả lời chức năng phù hợp
1. Sụn đầu xương.
2. Sụn tăng trưởng.
3. Mô xương xốp.
4. Mô xương cứng.
5. Tủy xương.
a. Sinh hồng cầu, chứa mỡ.
b. Giảm ma sát trong khớp.
c. Xương lớn lên về bề ngang.
d. Phân tán lực, tạo ô chứa tủy
e. Chịu lực.
1. b 
2. g
3. d   
4. e
5.a

Câu 2. Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?

   Thành phần hữu cơ còn gọi là cốt giao bảo đảm xương có tính đàn hồi (mềm dẻo). Thành phần vô cơ (canxi, photpho) làm tăng độ cứng (bền chắc). Nhờ đó xương cứng chắc là trụ cột cho cơ thể.

Câu 3. Giải thích xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở:

   Khi hầm xương bò, lợn,… chất cốt giao bị phân huỷ, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương bở.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Giải thích sự phát triển của xương trong cơ thể.

Đáp án:

* Xương phát triển về bề ngang:

   Xương phát triển về bề ngang là nhờ các tế bào trong lớp màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.

* Xương phát triển về bề dài:

   Xương dài ra nhờ 2 đĩa sụn tăng trưởng nằm tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương.

   Ở tuổi thiếu niên, xương phát triển nhanh. Đến 18 – 20 tuổi (ở nữ) và 20 – 25 tuổi (ở nam), xương phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng hoá thành xương và không còn khả năng giúp xương dài ra được nữa, do đó người không cao thêm. Ở người già, xương bị phân huỷ nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất hữu cơ (cốt giao) trong xương giảm; vì vậy xương trở nên xốp và giòn, dễ gãy. Sự phục hồi xương gãy ở người già cũng diễn ra rất chậm.

Câu 2. Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?

Đáp án: Khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi, vì:

– Xương trẻ em có muối canxi ít hơn người trưởng thành nên độ cứng chắc của xương kém hơn người lớn. Nhưng nếu bị gãy xương thì xương mau phục hồi vì xương phát triển nhanh

– Xương người già bị phân huỷ nhanh hơn sự tạo thành nên xương giòn, dễ gãy và sự phục hồi chậm, không chắc chắn.

Câu 3. Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương? Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?

Đáp án:

* Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương: 

– Thành phần hữu cơ là chất kết dính bảo đảm xương có tính đàn hồi

– Thành phần vô cơ (canxi, photpho) làm tăng độ cứng. Nhờ đó xương cứng chắc là cột trụ cho cơ thể.

* Xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở, vì:

   Khi xương được hầm lâu, dưới tác dụng của nhiệt độ làm chất vô cơ không liên kết được bởi cốt giao.

Câu 4. Nêu cấu tạo của một xương dài. Trình bày các thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học của xương.

Đáp án:

* Cấu tạo của một xương dài:

Quan sát một xương dài chẻ dọc gồm có:

– Thân xương: hình trụ dài, bên trong rỗng là ống xương. 

+ Màng xương: mỏng, tạo ra mô xương cứng.

+ Mộ xương cứng: có ở thân xương, ở giữa rỗng tạo thành ống chứa tủy.

+ Khoang xương: ở trẻ con chứa tủy đỏ (tạo ra 1 cầu) còn ở người lớn chứa tủy vàng (dự trữ mỡ).

– Hai đầu xương: 

+ Mô sụn bọc hai đầu xương (sụn khớp).

+ Mô xương xốp cấu tạo bởi các phiến xương xếp vòng cung với những ngăn lớn chứa tủy đỏ. Nhờ vậy mà xương rất cứng và chịu được những chấn động.

* Các thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học của xương:

– Thí nghiệm:

TN Thí nghiệm Nhận xét
1 Lấy một xương dài đem đốt, chỉ còn lại tro trắng. Đó là các muối vô cơ (phần bị cháy hết là cốt giao).
2 Ngâm một xương dài vào dung dịch HCl loãng, xương vẫn còn nguyên hình dạng nhưng mềm và dẻo. Đó là cốt giao (các muối vô cơ đã bị hòa tan).

– Kết luận:

+ Xương cấu tạo bởi chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ.

+ Ở người lớn: chất cốt giao chiếm 1/3 còn muối vô cơ chiếm 2/3.

+ Ở trẻ em: chất cốt giao chiếm tỉ lệ cao hơn so với muối vô cơ. Vì vậy xương trẻ con có tính đàn hồi cao hơn xương người lớn.

+ Nhờ sự kết hợp tỉ lệ giữa cốt giao và chất vô cơ mà xương có 2 đặc tính cơ bản là đàn hồi và bền chắc.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương II. Vận động-Bài 8. Cấu tạo và tính chất của xương
Đánh giá bài viết