I. Bài tập nhận thức kiến thức mới.

Tìm những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân:

– Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân: gồm có các phần giống nhau:

+ Xương đai vai và xương đai hông là chỗ tựa vững chắc cho tay và chân

+ Xương tay và xương chân cũng gồm có các phần tương tự:

. Xương cánh tay tương ứng với xương đùi

. Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày, xương mác

. Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân

. Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân

. Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân.

– Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:

+ Các phần của xương chân lớn, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh cho phù hợp chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động và đứng thẳng.

+ Xương tay có cấu tạo phù hợp chức năng lao động. 

Quan sát hình 7.4 SGK, trả lời:

– Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối, mô tả một khớp động:

   Khớp động là khớp cử động dễ dàng nhờ 2 đầu khớp xương có sụn đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp (bao hoạt dịch).

– Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau:

+ Khớp động là loại khớp cử động dễ dàng.

+ Khớp bán động là loại khớp mà cử động bị hạn chế.

+ Có sự khác nhau về khả năng cử động của 2 loại khớp trên là do cấu tạo của khớp bán động có thêm 1 đĩa sụn hạn chế cử động của khớp.

– Đặc điểm của khớp bất động là loại khớp cố định, không cử động được.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Bộ xương người gồm ba phần: xương đầu, xương thân và xương chi.

* Xương đầu gồm:

– Xương sọ gồm: xương trán, xương đỉnh, xương chẩm, xương thái dương.

– Xương mặt gồm: xương gò má, xương mũi, xương hàm trên, xương hàm dưới.

* Xương thân: gồm cột sống và lồng ngực.

– Cột sống gồm các đốt sống khớp với nhau. Mỗi đốt sống gồm: thân đốt, cung đốt sống, gai đốt sống, diện khớp sườn ở mõm ngang.

– Lồng ngực gồm: 12 đốt sống ngực, mỗi đốt nối với 1 đội xương sườn, 10 đối xương sườn trên nối với xương ức ở phía trước.

* Xương chi gồm: xương tay và xương chân.

– Xương tay gồm: xương đại vai và xương tay.

+ Xương đai vai gồm: xương đòn và xương bả. .

+ Xương tay gồm: xương cánh tay, xương cẳng tay (xương trụ, xương quay), xương cổ tay, xương bàn tay và xương ngón tay.

– Xương chân gồm: xương đai hông và xương chân.

+ Xương đai hông gồm: xương cánh chậu và xương cùng.

+ Xương chân gồm: xương đùi, xương cẳng chân (xương chày, xương mác), xương cổ chân, xương bàn chân, xương ngón chân và xương gót chân.

Câu 2.

– Những đặc điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:

+ Xương chân to, khỏe hơn xương tay, có xương bánh chè, phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, đứng thẳng, lao động. .

+ Xương tay có cấu tạo phù hợp chức năng lao động.

– Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân giúp con người lao động năng suất cao và di chuyển dễ dàng.

Câu 3. Vai trò của từng loại khớp:

+ Vai trò của khớp động giúp cơ thể cử động dễ dàng, linh hoạt trong hoạt động lao động (tay, chân).

+ Vai trò của khớp bán động giúp cơ thể cử động có hạn chế, tạo dáng đứng thắng (cột sống).

+ Vai trò của khớp bất động: cố định, tạo khung bảo vệ phần bên trong hộp sọ).

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Trình bày các thành phần của xương đầu, xương thân và xương chi?

Đáp án:

Xương đầu Xương thân Xương chi
Tay Chân
– Sọ gồm: xương trán, xương đỉnh, xương chẩm, xương thái dương.
– Mặt gồm: xương gò má, xương mũi, xương hàm trên, xương hàm dưới.
– Cột sống gồm: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt dống lưng, xương cùng, xương cụt.
– Mỗi đốt sống gồm: thân đốt, cung đốt sống, diện khớp sườn ở mõm ngang.
– Lồng ngực gồm: 12 đốt sống ngực, mỗi đốt nối với 1 đôi xương sườn, 10 đôi xương sườn trên nối với xương ức ở phía trước.
– Xương đai vai có: xương đòn, xương bả.
– Xương tay gồm: xương cánh tay, xương cẳng tay (xương trụ, xương quay), xương cổ tay, xương bàn tay và xương ngón tay.
– Xương đai hồn có: xương cánh chậu.
–  Xương chân gồm xương đùi, xương cẳng chân (xương chày, xương mác), xương cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân.

Câu 2. Khớp xương là gì? Cấu tạo của các loại khớp?

Đáp án:

* Khớp xương: Là nơi hai hay nhiều đầu xương khớp nhau. Có 3 loại là: khớp bất động, khớp bán động và khớp động.

* Cấu tạo của các loại khớp:

Khớp bất động:

– Các xương ăn khớp với nhau nhờ các đường răng cưa.

– Không cử động.

– Ví dụ: xương hộp sỘ, một số xương ở mặt

Khớp bán động:

– Là loại khớp mà giữa hai đầu xương thường có một đĩa sụn.

– Khớp cử động hạn chế.

– Ví dụ: khớp giữa các đốt sống, khớp giữa 2 xương háng.

Khớp động:

– Là loại khớp làm cho hai xương cử động trong một phạm vi rộng lớn

– Ví dụ: khớp khuỷu tay, khớp ở chỗ xương đùi và hốc xương hông.

– Cấu tạo một khớp động gồm có: một đầu xương lồi và một hốc xương. Mặt khớp của môi xương có một lớp sụn trơn bóng và đàn hồi. Giữa hai lớp sụn có một chất lỏng gọi là hoạt dịch giúp cho hai đầu xương chuyển động dễ dàng. Bên ngoài khớp là dây chằng trong và ngoài, dai và đàn hồi; các dây chằng này tạo thành bao khớp.

– Ý nghĩa: giúp con người thực hiện được những cử động phức tạp trong lao động.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương II. Vận động-Bài 7. Bộ xương
Đánh giá bài viết