I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

– Ngồi trên ghế để thẳng chân xuống, lấy búa cao su gõ nhẹ vào gân xương bánh chè, thấy đoạn từ đầu gối trở xuống của chân đá ra phía trước, đó là phản xạ đầu gối.

– Cơ chế phản xạ của sự do cơ trong phản xạ đầu gối: 

   Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào gân xương bánh chè tức là ta kích thích vào gân cơ đùi làm phát sinh một xung thần kinh chạy theo dây thần kinh hướng tâm truyền về tủy sống rồi sang các dây thần kinh li tâm chạy đến các cơ ở mặt trước đùi làm cơ đùi co lại kéo cẳng chân (xương chày, xương mác) lên phía trước.

– Gấp cẳng tay vào sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay to hơn bình thường. Do cơ 2 đầu co lại (rút ngắn) kéo xương cẳng tay (xương trụ và xương quay) co lại.

Quan sát hình 9.4, cho biết:

 – Sự co cơ giúp xương cử động được.

– Phân tích về sự phối hợp hoạt động giữa cơ 2 đầu và cơ 3 đầu: Cơ 2 đầu là cơ gấp ở phía trước xương cánh tay, khi cơ này co lại kéo xương trụ và xương quay lên làm tay co lại, đồng thời cơ 3 đầu ở phía sau xương cánh tay dãn ra.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ:

Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh và tơ dày.

Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngăn lại.

Câu 2. Cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng có khi ta đứng. 

   Giải thích: Khi ta đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cùng co để giữ xương chân đứng thẳng.

Câu 3*. Không khi nào cả 2 cơ gấp và cơ duỗi cùng có tối đa. Khi bị liệt thì cả cơ gấp và cơ duỗi cùng duỗi tối đa vì các cơ này mất khả năng thu nhận kích thích.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Cơ co sinh ra loại năng lượng nào là chủ yếu? 

a. Điện           b. Nhiệt       c. Công          d. Cả a, b và c.

2. Do đâu khi cơ co, tế bào cơ ngắn lại?

a. Do các tơ cơ mảnh co ngắn lại làm cho các đĩa sáng ngắn lại

b. Do các tơ cơ dày co ngắn làm cho các đĩa tối co ngắn

c. Do tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho các tế bào cơ ngắn lại.

d. Do tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa tối ngắn lại.

3. Cơ có những tính chất nào?

a. Co và dãn

b. Gấp và duỗi

c. Vận động xương

d. Bấm vào xương

Đáp án: 1c, 2c, 3a.

Câu 2. Chọn các cụm từ: Nhiều bó cơ; sợi cơ; nhiều tơ cơ; tơ cơ dày và cơ tơ mảnh điền vào chỗ trống (…) thay cho các số 1, 2, 3… trong các câu sau:

   Bắp cơ gồm: ………….. (1)………….., mỗi bó cơ gồm nhiều ……………. (2) ………….bọc trong màng liên kết. Mỗi sợi cơ gồm …………..(3)…………. Tơ cơ có hai loại .. …..(4)….. ………….xếp xen kẽ nhau. Tơ cơ mạnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất.

Đáp án: (1). nhiều bó cơ, (3), nhiều tơ cơ,

               (2). sợi cơ, (4). tơ cơ dày và tơ cơ mảnh .

Câu 3. Cơ co khi nào? Thế nào là sự có cơ? Ý nghĩa của hoạt động co cơ?

Đáp án:

– Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.

– Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho các tế bào cơ ngắn lại, đó là sự co cơ.

– Ý nghĩa:

+ Các cơ vẫn bám vào xương, cơ co giúp xương cử động cơ thể thực hiện được các hoạt động lao động, vận động trong không gian.

+ Một số cơ ở gáy, lưng, bụng và chân giúp cơ thể giữ thăng bằng khi đi đứng, chạy nhảy

+ Cơ co rút sinh nhiệt, một trong những yếu tố giúp cho nhiệt độ cơ thể luôn ở 37°C

Câu 4. Vì sao cơ được gọi là cơ xương? Vì sao cơ còn được gọi là cơ vân?

Đáp án: – Cơ bám vào xương, cơ co làm xương cử động, vì vậy gọi là cơ xương (còn gọi là cơ vân).

– Sợi cơ có vân sáng và vận tối xen kẽ nhau nên cơ còn được gọi là cơ vân.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương II. Vận động-Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ
Đánh giá bài viết