CHUYỂN ĐỔI C U CHỦ ĐỘNG THÀNH C U BỊ ĐỘNG
(Tiếp theo)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN – Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Tìm hiểu hai câu trên Sách giáo khoa
– Về nội dung hai câu đều miêu tả cùng một sự việc. – Về hình thức: câu a có từ “được”, câu b không có từ “được”.
Theo định nghĩa đã học thì câu a là câu bị động. 2. Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành một câu bị động
– Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau cụm từ ấy.
Ví dụ: – “Nhân dân đã xây dựng ngôi trường ấy từ lâu rồi”.
» “Ngôi trường ấy đã được nhân dân xây dựng từ lâu rồi”. 3. Các câu sau đây không phải là câu bị động
a. Bạn em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi. b. Tay em bị đau.
Theo định nghĩa, câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
Hai câu a và b đều có chủ ngữ chỉ người, thực hiện một hành động hướng vào vật khác.
154
giaibai5s.com
II. LUYỆN TẬP 1. Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành hai câu bị động theo hai
kiểu khác nhau a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
– Ngôi chùa ấy đã được nhà sư vô danh xây dựng từ thế kỉ XIII.
– Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII. b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
– Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
– Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
– Con ngựa bạch bị chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
– Con ngựa bạch buộc bên gốc đào, 1. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
– Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
– Một lá cờ đại dựng ở giữa sân. 2. Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành hai câu bị động, một cậu dùng từ ngữ
được, một câu dùng từ bị, cho biết sắc thái ý nghĩa. a. Em bị thầy giáo phê bình.
– Em được thầy giáo phê bình.
– Thầy giáo phê bình em. b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
– Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.
– Ngôi nhà ấy được người ta phả đi. c. Trào lưu đô thị hoá thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
– Sự khác biệt giữa thành thi với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
– Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp. Nhận xét
+ Câu bị động dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc nói đến trong câu.
+ Câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc trong câu. Ví dụ: “Ngôi chùa ấy đã bị người ta phá đi” – Có ý nghĩa như ngôi chùa ấy xây dựng trái phép, hoặc đã để lâu ngày không được tu bổ, làm xấu cả cảnh quan nên bị phá đi.
Còn “Ngôi chùa ấy đã được phá đi” – Có ý nghĩa như ngôi chùa ấy dỡ đi để chuyển đi nơi khác, hoặc phá đi để tu bổ lại.
155
3. Đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học trong đó có câu bị động.
Đọc lại Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng, em rất đồng điệu với tác giả về tình yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên miền Bắc, yêu mùa xuân Hà Nội.
Đó là một tình yêu nồng hậu say đắm được xây dựng từ những kỉ niệm từ xa xưa. Với bao nỗi nhớ đầy vơi trong tâm hồn khách xa quê.
Trong hoàn cảnh đất nước bị quân thù chia cắt, tác giả nhớ mùa xuân Hà Nội, cũng là nỗi nhớ quê hương, nhớ vợ con đã bao ngày xa cách.giaibai5s.com
Bài 24: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4.6 (91.79%) 39 votes