Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bài văn bàn về ý nghĩa văn chương đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn gốc và công dụng của thơ văn, đề cập đến giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương, nêu lên những điều cơ bản đúng và hay về văn chương.
Tác giả đã dùng nhiều câu, chữ gợi cảm vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh nên bài văn đọc lên rất hấp dẫn, rất gợi cảm, rất hay. Đây là bài nghị luận văn chương tiêu biểu cho phong cách của nhà phê bình văn học Hoài Thanh.
Cách viết nhẹ nhàng biểu cảm, sử dụng những hình ảnh có duyên và đậm đà do đó lí lẽ đưa ra có tính thuyết phục.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Tìm ý ở 4 dòng đầu.
* Nhà phê bình Hoài Thanh đã nêu lên nguồn gốc cốt yếu của văn chương là “Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…”.
*Tuy nhiên có người nói “văn chương còn bắt nguồn từ cuộc sống lao đông của con người”. Quan niệm này cũng rất đúng nhưng không loại trừ Luan điểm trên. 2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.
Hãy đọc lại chú thích (5) rồi giải thích và tìm dẫn chứng làm rõ các ý đó
Theo Hoài Thanh “Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”, câu này có hai ý nghĩa:
a. Cuộc sống của con người của xã hội rất đa dạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh sự đa dạng đó. | b. Văn chương còn dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng, mà hiện thực chưa xuất hiện để mọi người phấn đấu xây dựng biến thành hiện thực trong tương lai. Ví dụ: Văn chương nêu những điển hình tốt, những cuộc sống đẹp để người đọc noi theo. Nhờ có những bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, bài thơ Khoảng trời hố bom của
152
giaibai5s.com
Lâm Thị Mỹ Dạ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật… mà ta hình dung, tái hiện được cuộc sống chiến đấu ác liệt thời kì chống Pháp, chống Mĩ. 3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy tìm ý
trong bài để trả lời.
Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là “gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Nghĩa là văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. 4. Đọc lại các bài văn nghị luận 18, 19, 20 từ đó trả lời các câu hỏi:
Đọc lại các bài văn nghị luận 18, 19, 20, ta có thể xác định: – Các văn bản đều có ý nghĩa văn chương nên thuộc: Nghị luận văn chương.
– Riêng bài văn nghị luận văn chương của Hoài Thanh vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
III. LUYỆN TẬP
Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng chứng minh cho câu nói đó.
Hướng dẫn “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
(Hồ Chí Minh) Đúng vậy, khi bước vào đời không phải chúng ta đã sẵn có tất cả những kiến thức, những tình cảm của người đời, nhất là vốn liếng dùng cho cuộc sống. Nhưng nhờ có giáo dục, học tập truyện cổ, ca dao, tục ngữ… mà ta hình dung được cuộc đời đầy vất vả gian truân, đầy sóng gió nhưng cũng ngọt ngào thi vị biết bao. Từ đó chúng ta được tiếp nhận những tư tưởng tình cảm mới “thương yêu những người lao động có những thân phận đầy đắng cay”.
“Tôi buộc hồn tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
(Từ ấy – Tố Hữu) Vì vậy có thể nói xoá bỏ văn chương đi thì cũng sẽ xoá bỏ hết những dấu vết lịch sử, loài người sẽ nghèo nàn về tâm hồn đến mức nào.
| Nhờ học tập văn chương mà ta bồi dưỡng thêm tinh thần và tình yêu quê hương làng xóm đã có đến yêu đất nước nồng nàn “Thương người như thể thương thân”. Qua các tác phẩm truyền thuyết Lạc Long Quân và u Cơ,
giaibai5s.com
nhất là những tác phẩm văn chương sáng ngời nói về chủ nghĩa yêu nước của Bác Hồ, chúng ta được bồi dưỡng thêm về tinh thần yêu nước, thương dân. Từ đó mới có được những nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống.
“Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi cần thơ – bom đạn phá cường quyền”.
(Sóng Hồng) Văn chương rất kì diệu, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người, vì vậy nó có thể gây cho ta những tình cảm chưa có, như lòng yêu “cây xanh” qua những bài văn nói về tác dụng của rừng đối với con người. Lòng yêu những động vật, chim muông làm đẹp cho cuộc sống.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.
(Từ ấy – Tố Hữu)
Bài 24: Văn bản: Ý nghĩa văn chương – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 3 votes