I. Yêu cầu

– Kiểu bài văn thuyết minh phong tục ăn tết rằm tháng tám (Trung thu). Bài viết phải thể hiện được một cách rõ nét phong tục đó xuất hiện từ bao giờ, có ý nghĩa gì. Nội dung của phong tục đó gồm những gì ? Có các hoạt động nào ? Những ai tham gia. Các loại bánh trái sử dụng trong ngày đó gồm những gì ? Tục phá cỗ trông trăng là thế nào ? Ngày nay phong tục đó có được duy trì hay không ? Có thêm ý nghĩa mới nào không ?

– Bố cục bài viết hợp lí.

– Trình tự thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.

II. Gợi ý

– Cần tìm đọc thêm những tài liệu (bài giới thiệu, nghiên cứu, thơ văn, truyện dân gian,…) nói về Tết Trung thu.

– Tưởng tượng hoặc tự mình trực tiếp tham gia phá cỗ Trung thu cùng gia đình, họ hàng, xóm, phường, hoặc với các tổ chức, đoàn thể… Ở Hà Nội, có thể liên tưởng Tết Trung thu được tổ chức hằng năm ở Cung văn hoá Thiếu Nhi Hà Nội (đã được truyền hình trực tiếp và đăng tải qua báo chí).

III. Lập dàn ý

A. Mở bài

– Giới thiệu chung về ngày tết cổ truyền của một số dân tộc trên thế giới.

– Những ngày tết cổ truyền của Việt Nam: Tết Nguyên đán, Tết Trung thu.

B. Thân bài

– Nguồn gốc Tết Trung thu.

– Thời gian, đặc điểm, mục đích,… (rằm tháng tám, vui ngày mùa no ấm, ngày tết cho trẻ em : trong mỗi gia đình, ông bà, bố mẹ tổ chức cho con cháu ; ngoài xã hội, nhà trường tổ chức cho học sinh, xóm làng, đường phố tổ chức cho các cháu thiếu nhi của địa phương mình. Chủ tịch nước gửi thư chúc tết thiếu nhi,…)

– Chuẩn bị : bày cỗ (hoa quả, bánh trái, chè, cốm,… ), đèn, đồ chơi trẻ con,… Chú ý thuyết minh về màu sắc, hương vị, ý nghĩa của mỗi món ăn và đồ chơi.

– Diễn biến của lễ hội (phần nghi thức lễ, phần hội hè vui chơi, các trò chơi dân gian…):

+ Rước đèn

+ Múa lân

+ Phá cỗ, trông trăng

+ Trò chơi lĩnh thưởng

– Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu trong đời sống tình cảm của thiếu nhi và của người lớn.

– Những nét mới của Tết Trung thu hiện nay :

+ Hoa quả, bánh kẹo phong phú, nhiều chủng loại hàng nội, hàng ngoại).

+ Đồ chơi đa dạng, phong phú về mẫu mã, bên cạnh đồ chơi truyền thống có cả những đồ chơi hiện đại, đắt tiền.

C. Kết bài

– Nhấn mạnh niềm vui, ý nghĩa văn hoá của Tết Trung thu.

– Làm thế nào để lễ hội được duy trì, bảo tồn được nét đẹp của một phong tục mang bản sắc văn hoá riêng.

IV. Bài tham khảo

Hằng năm, cứ tới tháng tám âm lịch, người Việt Nam lại tất bật chuẩn bị cho ngày Tết Trung thu – rằm tháng tám, thời điểm mà mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm. Theo quan niệm của người Việt Nam ta, Tết Trung thu là ngày hội lớn của thiếu nhi. Ngày đó có tiếng trống ếch rộn ràng, những điệu múa lân thú vị và ánh sáng lấp lánh của đèn lồng dưới vòm trời cao trong vắt cùng với trăng thanh, gió mát.

Tết Trung thu có từ bao giờ, có lẽ là không ai biết nữa, chỉ biết rằng từ bao đời nay, Trung thu đã được tổ chức ở Việt Nam như một ngày hội dưới ánh trăng. Ngày đó cả gia đình cùng tề tựu, quây quần phá CỖ, ngắm trăng. Nhìn vầng trăng tròn vành vạnh, lại điểm thêm vài chỗ đen phớt xanh, người xưa đã tưởng tượng ra những câu chuyện về mặt trăng và làm cho nó trở thành truyền thuyết lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Ở Trung Quốc có nàng Hằng Nga phải xa chồng là Hậu Nghệ, bay lên cung trăng, rồi nàng trở thành tiền, không bao giờ chết nhưng phải sống trong Cô đơn ở cung Quảng Hàn mênh mông, lạnh lẽo. Rồi còn Thỏ Ngọc đã hi sinh thân mình, nhảy vào đám lửa để cứu sống ông lão hành khất nên khi chết được lên cung trăng. Còn ở Việt Nam cũng có câu chuyện của mình về Cuội – một chú bé nghèo phải đi chăn trâu cho địa chủ, rồi chuyện về thuốc trường sinh bất tử trong “Sự tích cung trăng” nữa…

Nói tới Tết Trung thu, ngoài những câu chuyện về trăng, ta không thể không nhắc tới mâm cỗ Trung thu, nơi cả gia đình vui vầy, tận hưởng không khí của mùa thu trong lành dưới ánh trăng vàng rực rỡ. Mâm cỗ đêm Trung thu có các loại bánh Trung thu cổ truyền của dân tộc. Chúng có thể có nhiều loại : bánh hình tròn, hình vuông, hình con cá, con lợn,… nhưng chỉ có hai loại chủ yếu là bánh dẻo và bánh nướng. Khác với bánh Trung thu của Trung Quốc là ngọt sắc, béo ngậy và thơm vị thảo mộc, bánh Trung thu của Việt Nam cũng ngọt nhưng ít ngậy hơn. Nhân bánh nướng thì thơm mùi rượu, mùi lá chanh, vỏ quýt, Vỏ bưởi, còn bánh dẻo thì lại thơm mùi hương hoa bưởi. Hương thơm đó dậy mùi ngay từ khicắn miếng đầu tiên vào lớp vỏ bánh làm từ gạo nếp. Ngày nay, nhiều nhà sản xuất đã có cả bánh Trung thu có vị sữa, khoai môn, Sô-cô-la… nhưng vẫn không sánh được so với vị bánh truyền thống. Ngoài bánh Trung thu, mâm cỗ của người Việt Nam cũng không thể thiếu được những đặc sản của mùa thu : hồng, cốm, bưởi, chuối,… Cốm được làm từ gạo nếp, rang lên rồi giã dập. Cốm được làn ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cốm làng Vòng ở Hà Nội. Cốm xanh có thể ăn với hồng chín đỏ hay chuối trứng cuộc chín vàng, thật hài hoà về hương vị và màu sắc, toát lên sự thanh đạm của cốm, ngọt sắc của chuối, của hồng.

Bên cạnh mâm cỗ Trung thu, ta phải nhắc tới những trò chơi của trẻ nhỏ mà ít ai có thể quên được. Hằng năm, cứ vào dịp Tết Trung thu, người ta lại nghĩ ngay điệu múa sư tử vui vẻ trong tiếng trống rộn ràng. Truyện kể rằng đã từ lâu, vào đêm rằm Trung thu nọ, có một con sư tử ngồi bên dòng suối ngắm trăng và khi đưa tay định với tới mảnh trăng thì trăng biến mất. Sư tử tức giận liền đi phá làng bản. Lúc đầu, một chàng tiều phu đi qua, đánh đuổi sư tử, cứu giúp dân làng. Từ đó, người ta thường tổ chức múa sư tử vào dịp Trung thu để tỏ lòng biết ơn đối với chàng tiều phu nọ. Ngoài múa sư tử, trẻ em còn có rất nhiều thứ đồ chơi khác nữa : nào là những chiếc mặt nạ vui nhộn, những chiếc đèn lồng ông sao, đèn cá chép sáng lấp lánh trong đêm, những chiếc trống ếch nho nhỏ mà thật vui…

Trung thu còn nhiều điều, nhiều điều khác nữa nhưng chúng ta cũng chỉ biết rằng Trung thu là ngày tết của thiếu nhi và ngày nay chúng ta cũng cố gắng gìn giữ ngày tết ấy. Sao cho nó không bị mai một, không bị pha tạp. Nghĩ đến Tết Trung thu, – lòng chúng ta luôn thấy ấm áp, vui vui.

Đề: Thuyết minh về Tết Trung thu
Đánh giá bài viết