I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐỐI VỚI TRẺ

1. Về kiến thức

– Đọc đúng lời xin lỗi và lời đáp của các nhân vật trong tranh.

– Biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể.

2. Về kĩ năng

– Vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống: nói được lời đáp khi người khác xin lỗi mình với thái độ bao dung, rộng lượng.

– Biết cách sắp xếp các câu theo thứ tự đúng để tạo thành đoạn văn.

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

1. Bố mẹ yêu cầu con đọc lời xin lỗi và lời đáp trong tranh ở trang 39 SGK.

– Lời xin lỗi: Xin lỗi. Tớ vô ý quá!

– Lời đáp: Không sao.

2. Áp dụng bài tập 1 để nói lời đáp trong các trường hợp cụ thể.

a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang: “Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút.”

M: Được rồi, bạn đi trước đi!

b) Một bạn vô ý đụng vào người em, vội nói: “Xin lỗi. Tớ vô ý quá!”

M: Không sao đâu, mình không đau đầu.

c) Một bạn nghịch, làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em: “Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi”.

M: Không sao, nhưng lần sau bạn đừng nghịch thế nữa nhé!

d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em: “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi”.

M: Không sao. Trả mình sau cũng được.

3. Sắp xếp lại thứ tự các câu văn để tạo thành đoạn văn tả con chim gáy.

a) Cổ chủ điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.

b) Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.

c) Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù… cu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.

d) Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ.

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II: Mẹ dạy con học Tiếng Việt ở nhà-Chủ điểm chim chóc-Tuần 22. Tập làm văn: Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim.
Đánh giá bài viết